www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Miss_Mrs
Miss_Mrs
Tổng số bài gửi : 20
Join date : 13/04/2011

Tài xử thế của phụ nữ Bát Tràng xưa Empty Tài xử thế của phụ nữ Bát Tràng xưa

Fri Apr 22, 2011 3:26 pm
Tài xử thế của phụ nữ Bát Tràng xưa
Cập nhật lúc :3:10 PM, 11/06/2009
Gặp thợ đánh nhau với người khác, bà chủ lò gốm Bát Tràng vờ tát bốp vào má thợ mình. Anh thợ giơ tay đỡ, nhận được vài hào từ tay chủ. Thành thử, chủ vừa không mất người làm, vừa không phải theo hầu quan phủ.

Tài xử thế của phụ nữ Bát Tràng xưa Div>pg

>> Chiêm ngưỡng gốm Việt
>> Chợ gốm sứ bên sông Hồng
>> Gốm Lái Thiêu đẹp từ nét mộc mạc
>> Gốm Gò Sành - tinh hoa của người Chămpa cổ

Theo tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, xưa ở Bát Tràng, không ai có thể quản lý và tiết kiệm trong nghề gốm bằng phụ nữ. Người phụ nữ Bát Tràng vừa đóng vai trò chủ lực trong việc làm gốm vừa kiêm vị trí bà chủ lò, lo liệu miếng cơm, manh áo cho gia đình, toàn bộ cánh thợ và phát triển lò. Thế nhưng, họ có lối hành xử hết sức khôn ngoan, tinh tế.

Trình diễn làm gốm tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Bát Tràng có câu ca: “Thứ nhất là cỗ đám ma/Thứ nhì thả lửa, thứ ba chồng lò”. Ngày đốt lò (thả lửa), chỉ non hay già một cây củi cũng ảnh hưởng đến cả mẻ bát. Đấy là chưa kể có anh thợ nào chơi xỏ, tè vào bao là lò dột như chơi. Còn đưa bát vào lò (chồng lò) mà không cẩn thận thì chẳng những dễ sứt mẻ, mà sản phẩm có thể chín không đều... Vì thế, trong những ngày này, bà chủ lúc nào cũng lo cho thợ được cơm no, rượu xay, thịt xắt miếng to, ấm chân răng.

Thợ ăn uống no say, thế nên luôn tay đến 13 - 14 h mà vẫn chắc búa. Còn bữa ăn hằng ngày, tuy không có thịt, nhưng người làm vẫn no nê vì bà chủ lúc nào cũng có hàng trăm vại cà, hàng chục kiệu gạo.

Các bà chủ lò gốm Bát Tràng khéo lắm. Vào đúng kỳ lương, bà mua hàng mấy chục thúng cà để sẵn ở hiên, sẵn cả dao. Thợ đợi lĩnh lương, tiện tay cắt núm cà. Hoặc có khi, cả nhà bộn bề, ngập ngụa, bà cố ý đánh rơi vài đồng xu, ai quét kỹ thì nhặt được và nhà cũng sạch trơn... Những cái vặt vãnh đó không hề là mưu mẹo thâm ác của nhà chủ, mà chỉ nói lên một khía cạnh khéo léo về tâm lý của các “nội tướng”.


Gốm Bát Tràng đến nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh minh họa)
Cũng theo tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, phụ nữ Bát Tràng xưa giàu mà có đức. Gạch, bát bán ra đều có chầu, có phụ mà không lấy thêm tiền. Bát không buộc bao giờ vì người Bát Tràng không độn bát thủng vào giữa. Chính vì thế, bát đàn của Bát Tràng mới được nhiều người Hà thành xưa ưa chuộng.

Bà chủ lò Bát Tràng còn khôn ngoan trong cách xử thế. Gặp hai người đánh nhau, bà giả vờ tát bốp vào má thợ mình. Anh thợ giơ tay đỡ, chợt nhận được vài hào từ tay chủ. Thành thử, chủ vừa không mất người làm, vừa không phải theo hầu lên quan phủ.

Chủ có đức thì thợ cũng có tâm. Gặp ba, bốn chuyến lò bị lỗ, đến kỳ lương, thợ chỉ lấy đủ tiền gạo, để khỏi áy náy trong lòng. Cái khôn ngoan, khéo léo, tâm đức của những người Bát Tràng, cái tài hoa của người thợ gốm đã xây dựng một Bát Tràng nức tiếng thơm.

Cũng nhờ tài đức của phụ nữ Bát Tràng mà đàn ông nơi đây có nhiều người học rộng, tài cao. Bát Tràng được xếp vào hàng nhất, nhì trong những làng xã Việt Nam có nhiều người làm quan. Nơi đây từng có 364 người đỗ tú tài, cử nhân, có 9 tiến sĩ và nhiều người làm quan to trong các triều vua.

Vân Nhi
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết