www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Thất vọng với cách làm du lịch ở Bát Tràng Empty Thất vọng với cách làm du lịch ở Bát Tràng

Wed Apr 13, 2011 11:15 am
Thất vọng với cách làm du lịch ở Bát Tràng
Về thăm Bát Tràng mong tìm lại hồn quê trong trẻo nhưng cách làm dịch vụ, du lịch ở đây khiến chúng tôi vô cùng thất vọng.
Nằm sát bên bờ bắc của sông Hồng, tại làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội), từ bao đời nay, những nghệ nhân gốm đã sáng tạo ra bao tác phẩm độc đáo. Rồi các tác phẩm nghệ thuật gốm được làm ra từ bàn tay chai sần của những người cần lao, xuôi theo dòng Nhị Hà mang chở văn hóa Việt đi khắp năm châu.

Nghe danh làng gốm Bát Tràng từ lâu, nay tôi mới có dịp đến đây cùng mấy người bạn. Trên đường đi, tôi hình dung theo những hình ảnh, những bài viết trên sách báo về mảnh đất nổi tiếng này, từ những thớ đất thô mộc vô tri, các nghệ nhân gốm đã thổi hồn vào đất làm nên những tác phẩm tuyệt mỹ, con người nơi đây chất phác, thân thiện…

Đến đầu làng, ấn tượng đầu tiên là tấm biển Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, phía sau đó la liệt những khuôn gốm, những bình, những lọ… đủ kiểu dáng, màu sắc.

Qua cổng làng một đoạn là tới Chợ Gốm. Khác xa hình dung của tôi, ở đây cơ man nào là tranh tượng, bát đĩa, phù điêu… bằng gốm sứ được trưng bày rất đẹp mắt. Rồi những lời chào hỏi thân thiện, tôi chắc là mình đã đến nơi cần đến, hồn làng vẫn trong trẻo như xưa (!)

Bỗng có mấy người phụ nữ, tay đội nón vai đeo bị tiến lại chỗ chúng tôi, ngọt ngào: “Các cháu đến xưởng, cô giới thiệu sản phẩm rồi dạy các cháu cách nặn vẽ”. Chúng tôi vui quá, ngỡ là mình sẽ được truyền nghề. Nhưng rồi ai cũng muốn kéo khách về xưởng của mình, chúng tôi mỗi người bị hướng theo một ngả.

Sau một hồi giằng co, chúng tôi theo một cô trạc ngoài bốn mươi về xưởng. Đến nơi, chúng tôi được tự do nghịch đất, nặn vẽ các hình thù tùy thích qua sự hướng dẫn qua loa của chủ nhà. Khoảng một tiếng sau chúng tôi đứng lên xin phép ra về thì chủ nhà bảo: “Các cháu mỗi người hết 10 nghìn”. Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ, thì ra họ làm dịch vụ.


Để được tập làm thợ gốm, mỗi du khách phải trả 10.000 đồng.
Rời xưởng học nặn vẽ, chúng tôi thấy mấy người đánh xe trâu đến lèo kéo: “Các em đi chơi xe trâu nhé, mỗi lượt 20 nghìn”. Chúng tôi chưa kịp trả lời thì mấy người bán nước, bàn ghế kê ra gần giữa đường mắng mỏ: “Thôi thôi… xe trâu, xe bò gì, đi đi để người ta còn bán hàng, đứng chắn hết cả quán”. Thế rồi, người bán nước với người đánh xe trâu, lời qua tiếng lại thành cãi nhau.

Mấy cậu bạn tôi liền tìm quán khác yên bình hơn để ngồi nghỉ, còn tôi và cô bạn gái thì chọn một chiếc xe trâu để dạo quanh làng. Hỏi chuyện hai vợ chồng người đánh xe trâu, được biết anh chị tên là Lâm, Ngãi.

Anh chị tâm sự: “Làng gốm này, những năm gần đây nhiều người làm ăn khấm khá hẳn lên, nhưng cũng còn nhiều gia đình, như chúng tôi thì còn nghèo lắm, hàng ngày chịu khó mời khách về nhà nặn vẽ hoặc đi xe trâu còn hơn nhiều, người bán hàng cả ngày cũng chẳng được bao nhiêu”.

Đến cuối chiều, chúng tôi quay lại Chợ Gốm tìm mua một vài thứ mang về. Lân la xem hàng, tôi đến một gian hàng nhỏ phía cuối chợ, em gái bán hàng nói: “Bát Tràng bây giờ đã khác trước nhiều rồi anh ạ, cuộc sống có khá hơn, mọi người vẫn làm gốm, nhưng mấy năm gần đây có nhiều khách thập phương về làng thì cũng xuất hiện nhiều dịch vụ khác”. “Lớp trẻ chúng em bây giờ cũng muốn được học hành cao, không muốn cứ quẩn quanh ở làng nữa”, em tâm sự.

Qua câu chuyện của em và những gì chứng kiến, tôi thầm nghĩ, mỗi thời một khác, phải biết dựa vào nghề cổ để hấp dẫn thế hệ trẻ yêu nghề; làm du lịch, dịch vụ nhưng phải biết giữ được dáng nét truyền thống, thu hút khách du lịch mới là điều đáng mừng. Nếu cứ như cách làm du lịch



K.H.T Nguồn VietNamNet
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết