www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Đánh thức một con đường di sản Empty Đánh thức một con đường di sản

Wed Apr 13, 2011 11:20 am
Đánh thức một con đường di sản
Trong vòng 3 năm tới, một hành trình văn hoá kết nối các làng gốm cổ truyền tại vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng sẽ được thiết lập, nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc thông qua du lịch.

Đây là nỗ lực của Cục Di sản văn hóa nước ta và cơ quan di sản của cộng đồng Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles) trong khuôn khổ chương trình "Hành trình văn hóa qua các làng nghề truyền thống".

Hành trình di sản với những làng gốm cổ

Nghề gốm sứ được chọn để mở đầu cho gần 2000 làng nghề trên khắp cả nước. Từ năm 2003 đến nay, các chuyên gia của dự án đã nghiên cứu và quyết định chọn các điểm trong hành trình di sản này, gồm: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Cậy, Chu Đậu (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh). Giai đoạn tiếp theo của dự án (2007-2010) tập trung vào việc bảo tồn các di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể tại các làng nghề, nỗ lực đưa chúng trở thành các điểm thực sự hấp dẫn đối với các tour du lịch văn hóa. Nghĩa là chúng vừa có sản phẩm thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, vừa có những hình thức để thể hiện rõ nét chiều sâu văn hóa của làng nghề, quá trình làm ra sản phẩm và sự tài hoa của người thợ thủ công.

Trên thực tế, các làng gốm cổ kể trên từ lâu vẫn là điểm đến của các tour lữ hành quốc tế. Chúng may mắn đều hoặc là không xa Hà Nội hoặc là ngẫu nhiên nằm trên tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Riêng làng Bát Tràng là nơi hoạt đông sản xuất vẫn còn khá sôi động. Tại đây người ta có thể vừa mua hàng vừa quan sát được quá trình làm gốm. Cùng với Đông Triều, đây là những điểm đến không thể thiếu được trong chương trình du lịch của nhiều công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội; mặc dù thường là các điểm tranh thủ ghé thăm thì đúng hơn.

Các làng còn lại, mặc dầu không giữ được nghề cổ (như Thổ Hà, Chu Đậu) hoặc chỉ sản xuất trên quy mô nhỏ lẻ (Phù Lãng), song vẫn tiềm tàng khả năng khai thác du lịch, bởi có một không gian văn hóa đẹp, với nhiều kiến trúc và di tích lò gốm cổ, những lối đi ngõ xóm xây bằng những vật liệu đặc trưng của một làng nghề có niên đại hàng (nhiều) trăm năm.

Để du lịch làng nghề không chỉ là tiềm năng...

Tuy nhiên, du lịch ở các làng gốm cổ cũng mắc phải nhược điểm chung của du lịch ở nhiều làng nghề truyền thống nước ta. Theo nhận xét của ông Vũ Thế Bình - Vụ trưởng Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch, nhược điểm đó là: "Người dân mới chỉ quan tâm đến việc bán các hàng hóa của làng nghề cho khách với phong cách thiếu chuyên nghiệp mà chưa quan tâm đến việc hút khách từ chính hoạt động tạo ra sản phẩm của làng nghề".Nói cách khác, người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hóa và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn.

Về phía mình, các công ty lữ hành thường khai thác du lịch làng nghề theo kiểu hời hợt, dẫn khách đến mua sắm để kiếm tiền hoa hồng là chính, nhuế nhóa cho qua, thiếu hẳn hàm lượng văn hóa. Các hướng dẫn viên về lĩnh vực này thì, theo nhận định của một người trong nghề, với kiến thức sơ sài, cách giải thích vòng vocủa mình, đôi khi tạo nên cho du khách những hiểu biết lỗ chỗ về các nghề truyền thống. Trong khi đó, bản chất các tour này, để đạt được yêu cầu như dự án mà Cục Di sản và Wallonie - Bruxelles đang mong muốn đạt tới, phải là thứ du lịch văn hóa theo kiểu chuyên đề chất lượng cao, không lấy số lượng du khách làm mục tiêu mà nhấn mạnh tính khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm.

Vẫn theo ông Vũ Thế Bình, để phát triển các làng nghề đặc sắcvà chuyên nghiệp hóa cho du lịch, trước hết các sản phẩm phải được sản xuất theo hướng "hàng hóa cho du lịch", đáp ứng nhu cầu mua sắm. Bên cạnh đó,cần có ít nhất một điểm trình diễn các công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất để du khách có thể xem và thậm chí thử tham gia vào quá trình đó. Việc này không những tạo hứng thú cho du khách mà còn giúp họ hiểu được ý nghĩa của sản phẩm, cảm nhận tâm hồn, tình cảm và tài hoa của người Việt.

Một kỹ sư công nghiệp của Bỉ, người trực tiếp tham gia vào dự án - ông Pascal Leonard - gợi ý, ,mỗi làng có thể tổ chức một xưởng sản xuất, tập hợp những nghệ nhânđến từ nhiều làng nghề khác nhau, giúp cải thiện kỹ thuật chế tác và đa dạng hóa quan điểm thẩm mỹ nhằm làm cho sản phẩm có sức hút hơn.

Ông này cũng đề nghị nhất thiết phải tạo ra một nhãn hiệu cho các sản phẩm thủ công Việt Nam có xuất xứ từcác làng nghề truyền thống. Hơn thế,sự hiện diện của những người thợ thủ công Việt ở nước ngoài là một yếu tố không thể thiếu để công đồng quốc tế công nhận những giá trị mà họ đại diện. Để đạt được điều này, Việt Nam cấn tích cực tham gia vào các hội chợ gốm quốc tế... Sau ba năm nữa, người ta hy vọng các làng gốm cổ truyền của quanh Hà Nội trở thành những điểm đến chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn đối với du lịch văn hóa.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết