www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
daothivananh
daothivananh
Tổng số bài gửi : 17
Join date : 19/04/2011

Khám phá làng gốm Thanh Hà Empty Khám phá làng gốm Thanh Hà

Thu Apr 28, 2011 9:43 am
Khám phá làng gốm Thanh Hà

Khám phá làng gốm Thanh Hà Tohe-langgomthanhha-hoian

Trước tiên, tui xin nói rõ tui là người ngoại đạo trong lĩnh vực gốm sứ, gia đình, dòng tộc tui đều không phải là dân gốm. Tui viết bài này đơn giản vì tui là bà chủ của shop Tò He Hội An….

Bà chủ của một shop đồ gốm, mà không biết chút mô về gốm thì thật…..chẻn ra chi…đúng hem.
Và như thế, hành trình đi lên làng gốm Thanh Hà tìm hiểu về gốm hay là Tò He bắt đầu….

.Vào buổi chiều chiều, tui lên đó. Như đã nói trên cái facebook của mình, làng gốm nó không như tui đã tưởng tượng ra, (đây là lần đầu tui lên đóa mà..:”>) nếu không có cái bảng chỉ dẫn “ làng Gốm Thanh Hà” thì thật sự, tui hem bít cái làng đó là làng gốm…. Đơn giản vì nó ko có chút j đặc sắc cả, nhìn thoáng qua giống những nhà bình thường khác, phải nhìn kỹ bên hông nhà nớ, có cái lò gốm thì mới “àh, nhà này làm gốm nè”.


Nghe bà con ở đó nói, thì ở làng này chỉ có khoản 20 đến 25 nhà làm gốm thui, chứ không phải tất cả, mà tui thấy cũng đúng, vì vào trong đó đi được vài nhà tui mới thấy 1 cái lò nung. Mà đường vào đó cũng quanh co lắm bà con nợ, tui đi vào được, mà ra thì quen mất, nói chung là tùm lum, hehehe, đây là cảm nhận thật.
Người dân mình đã thấy khó khăn trong việc đi như vậy, thì tui không hình dung ra được khách du lịch sẽ đi tham quan ở đó như thế nào nhở.., hay là có hướng dẫn viên du lịch nhỉ.

Vật liệu làm gốm thì chỉ có đất sét thui, điều này khiến tui nhớ câu “tấc đất tấc vàng” mà ông cha mình đã nói, đây là mình chứng rõ ràng nhất nhở….). Nói thêm chút, hồi nhỏ học mấy câu này, thật sự học như vẹt chứ có bít cái gì mô, sao giáo viên mình không ví dụ những cái đơn giản như thế này nhở. Mà thui, ko đi lạc vấn đề nữa, tiếp tục nè.
Đất sét này được bà con làm gốm mua ở chỗ mô mô nớ, chứ hem phải khai thác chỗ Thanh Hà đâu, bán mua theo đơn vị khối. Mà đất sét mua dề bà con mình gọi là “Đất sống” ….heehehhehe, đơn giản vì nó ko phải là đất chín…giỡn thui, chứ đất sét mua dề nó khô ran ran àh, chưa thể dùng để nặn ngay các vật dụng đâu, nên mới có tên là đất sống.
Đất sống này phải được làm “chín”, bằng cách nào àh, đơn giản lắm…), quy trình như sau… Đất sống phải mần nhỏ ra, càng nhỏ càng tốt, và phải đều nữa, vừa mần nhỏ, bà con mình còn phải tiến hành loại các tạp chất ra, để đất sét trở thành “sạch sẽ, tinh khiết” nhất… Mục đích của việc này nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng nhất vì khi lẫn tạp chất thì việc nhào nặn sẽ rất khó khăn, hơn nữa, độ bền, và màu của sản phẩm gốm sẽ rất kém….
Sau khi đất sống đã được mần nhỏ ra, thì bà con sẽ đổ 1 lượng nước vừa đủ vào, ủ sao cho nước hòa vào đất, đất giữ nước, rồi túm lại 1 cục thật to, hôm tui lên thì mọi người đã làm xong việc này gòi, cũng hơi tiếc... Nhưng kệ, lỡ cái này, ta còn cái khác lo gì. Tiếp quá trình này, bà con tiếp hành cắt từng lát mỏng trong cái cục đất sét to đó….lạ nhở…).
Dụng cụ cắt cũng ngộ ngộ lắm, nó thế này nè..



Dao cắt đất
Trong quá trình cắt từng lát mỏng, bà con cũng tiếp tục loại các tạp chất còn xót lại trong đó. Cắt những lát này, để qua 1 bên, rồi lấy chân mình giẫm lên, nhún lên, xong rồi nhún xuống, giống như nhảy vance vậy….(thiệt ra, thì tui chưa xem nhảy điệu đó lần nào cả..), đến khi nào chân của bà con cảm nhận được sự mềm mại của đất sét sẽ chuyển sẽ chuyển qua công đoạn nhào trộn bằng tay.
Và như thế, đôi bàn tay của bà con tiếp tục dày xéo cục đất sét, đến khi đủ độ “chín” để tiến hành vuốt ve nó thì ngừng.



Công đoạn nhào trộn đất sét bằng tay
Công đoạn nặn hình đòi hỏi sự tỉ mĩ, khéo léo của bà con, chính đôi bàn này đã gởi cái hồn vào mỗi sản phẩm gốm. Những con Tò He mà tui mua đều do chính những đôi bàn tay này làm, cùng 1 loại là con rồng, nhưng mỗi con nhìn kỹ, sẽ thấy sự khác nhau trong đó. Chính điều này làm tôi thích và trân trọng những thứ do chính bàn tay con người tự làm ra, nó mang cái hồn, và cả sự nâng niu, trân trọng của bà con nơi này, tuy mất khá nhìu thời gian, 1 tuần lận đó, nhưng tui thích …. Thời đại ngày nay, máy móc hóa ngày càng nhìu vào những đồ thủ công, nhìn cái nào cũng như nhau, chán….



Những chú tò he hình các loài vật ngộ nghĩnh
Gốm Thanh Hà chủ yếu gồm các sản phẩm dùng trong sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con vật… với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau từ hồng, đỏ sậm đến nâu đất và đen tuyền.



Công đoạn tạo hình cho sản phẩm


Đôi bàn tày khéo léo của một nghệ nhân cao tuổi làng gốm Thanh Hà
Với các vật dụng sinh hoạt hằng ngày có hình dáng tròn hoặc trụ thì phải trải qua công đoạn tạo hình cho sản phẩm, tùy theo kích thước của sản phầm những nghệ nhân làng gốm chọn lượng đất sét phù hợp, cho lên một bàn xoay hình tròn, một người sẽ có nhiệm vụ đứng dùng chân để xoay, còn người nghệ nhân chính sẽ dùng tay để tạo dáng cho sản phẩm.

Đây có thể nói là công đoạn quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm, hình dáng sản phẩm, độ dày mỏng, công đoạn này phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệmvà óc sáng tạo của người thợ các hình hoa văn, họa tiết sống động trang trí trên những sản phẩm gốm. Để cho ra đời những sản phẩm bắt mắt được khách hàng ưa chuộng đòi hỏi ở người thợ tính cần mẫn và chút năng khiếu về thẩm mỹ.

Sao khi có được hình dáng thích hợp cho sản phẩm, bà con tiến hành phơi khô sản phẩm. Tùy theo hình dáng và thời tiết mà thời gian phơi thường từ 24h đén 48h.



Công đoạn phơi khô sản phẩm gốm
Phơi khô xong là cho vào lò nung, thời gian nung (tùy vào số lượng, và thời tiết bên ngoài ) thông thường là 24 tiếng, nếu mún màu đậm đà hơn thì nung nhìu thêm vài tiếng nữa. sau đó, để nguội 48 tiếng là lấy ra được, và đây là thành phẩm sau nhiều công đoạn:



Tò he hình dáng những con vật


Tò he một trong những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà Hội An
Những con thú gốm là sản phẩm phổ biến nhất hiện nay và được bày bán rộng rãi trên phố cổ, khi thổi vào đây sẽ phát ra âm thanh. Tuy nhiên bạn cũng cần phải thử trước khi mua vì có thể có cái ko phát được rõ âm thanh.

Từ khi phố cổ Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An ngày càng đông hơn, các làng nghề truyền thống có cơ hội ăn nên làm ra. Và làng gốm Thanh Hà đã được đưa vào tour trong hành trình tham quan của du khách khi đến Hội An.

Hòa mình với sự phát triển chung, các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà hiện nay còn chế tác những sản phẩm mang dáng dấp hiện đại hơn với nhiều chủng loại đa dạng và phong phú.



Đèn trang trí một trong những sản mang phong cách hiện đại
Các mặt hàng nhu lu, đèn trang trí, tượng sư tử. Sản phẩm làm ra được xuất đi Nhật, Indonesia và một số khách sạn, resort trong và ngoài nước. Mẫu mã đèn với nhiều chủng loại được cách điệu khá bắt mắt, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Công việc khá công phu và tốn thời gian ngoài hiệu quả kinh tế từ gốm mang lại, còn duy trì ngọn lửa yêu nghề.



Dù đã trải qua bao nhiêu sự đổi dời của thời gian, sự khó khăn về kinh tế bởi sự cạnh tranh dữ dội của các mặt hàng ngoại quốc, dân làng ở đây vẫn cố tồn giữ một nghề truyền thống truyền thừa từ cha ông đã bao đời lặng lẽ đã góp vào các mặt hàng nhu yếu xã hội bằng các sản phẩm đặc trưng về nghề gốm như: chén, bát, nồi, chum, vại, bình bông, chậu kiểng…
Xuất phát từ nguồn gốc Thanh Hoá, nghề gốm Thanh Hà đã tiếp thu một số kỹ thuật của đất Quảng Nam để hình thành nên một làng nghề với các sản phẩm hội đủ mọi yếu tố không giống với bất kỳ một làng gốm nào ở địa bàn cả nước dù cũng chỉ với nguyên liệu chính là đất sét và kỹ thuật chế tác chính là ở đôi bàn tay và nhiệt độ ở các lò nung. Ðiều đó thể hiện rõ rệt ở các điểm: màu sắc, độ bền, độ nhẹ và các hoa văn trên bề mặt sản phẩm. Tuỳ theo thời gian và nhiệt độ nung màu sắc gốm Thanh Hà có thể từ màu hồng, hồng vàng đến đỏ, gạch nâu và đen tuyền. Tuỳ theo kỹ thuật chế biến đất và các thao tác dây chuyền trong chuốt, nắn độ bền của các sản phẩm gần như vô địch so với các loại khác ở trong nước và độ láng có thể nói là chẳng khác gì tráng men. Ðồ gốm ở đây đặc biệt lại nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại ở các địa phương khác. Ðặc biệt, khi gõ vào sản phẩm vang lên những âm thanh trong, thanh mảnh và có độ vang. Một số sản phẩm được đặt theo yêu cầu hoặc các chậu để trồng phong lan, hoa kiểng đều được thực hiện những hoa văn chìm, nổi tuy đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế, sắc sảo về mỹ thuật.
Các nghệ nhân gốm Thanh Hà từng được triều Nguyễn mời ra Huế để chế tác những sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sinh hoạt cung đình và cũng như nghệ nhân mộc Kim Bổng, họ cũng được phong hàm Cửu phẩm, Bát phẩm. Từ vài thập niên gần đây gốm Thanh Hà vẫn có mặt ở khắp nơi trong nước và thỉnh thoảng lại xuất hiện ở nước ngoài (Canada, Mỹ, Pháp).Ngoài gốm, làng Thanh Hà còn nổi tiếng về gạch, ngói. Nơi đây từ xưa đến nay đã từng cung cấp ngói âm dương, ngói mấu, ngói ống để phục vụ cho các công trình kiến trúc cổ, biểu trưng là đô thị cổ Hội An trong các công trình trùng tu, tôn tạo di tích.

Theo: Bộ văn hóa thông tin và Du lịch Việt Nam
Bài viết được sưu tầm và chỉnh sửa bởi HoiAn.Vn
Bài viết gốc bạn Binhhu từ: http://forum.hoian.vn/@/showthread.php?t=11891 có chỉnh sửa và thêm ít nội dung.
Các bạn có quan tâm và muốn mua Tò he Hội An, có thể vào facebook của bạn Binhhu
https://www.facebook.com/profile.php?id=100000217627753


Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết