www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

, Trường Tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn tổ chức cho học sinh khối 4 và 5 đi dã ngoại học tập tại làng nghề Bát Tràng Empty , Trường Tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn tổ chức cho học sinh khối 4 và 5 đi dã ngoại học tập tại làng nghề Bát Tràng

Sat Apr 30, 2011 8:53 am

Sáng thứ năm, ngày 16 tháng 04 năm 2009, Trường Tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn tổ chức cho học sinh khối 4 và 5 đi dã ngoại học tập tại làng nghề Bát Tràng. Đây là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời, nổi tiếng với các sản phẩm gốm, sứ,… ở ngoại thành Hà Nội. Đúng 7h45’ đoàn xe xuất phát. Không chỉ học sinh mà ngay cả các thầy cô giáo cũng háo hức muốn được đến nơi thật nhanh. Dọc đường đi các con học sinh trò chuyện ríu rít, thỉnh thoảng lại ồ lên thích thú khi thấy cảnh lạ: Sông Hồng có hai cây cầu mới đồ sộ vắt ngang, triền đê xanh mướt với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ,…Chẳng mấy chốc, xe đã đến Bát Tràng. Sau khi tập trung để nghe hướng dẫn, học sinh từng lớp xếp hàng đi thăm lò gốm. Thật may mắn cho thầy trò chúng tôi là được thăm một trong số các lò gốm thủ công hiếm hoi còn sót lại ở làng Bát Tràng. Ở đây người ta nung gốm bằng than. Kiểu lò này đã tồn tại từ rất lâu nhưng theo bác chủ lò kể lại, nung bằng loại lò này chất lượng sản phẩm sẽ không đều mà người thợ lại rất vất vả. Thế nên, hiện nay, hầu hết cả làng đã chuyển sang sử dụng lò gas. Lò gốm thủ công gồm 3 tầng, cao khoảng 9m, xung quanh chất đầy than, củi và còn có cả những cái bao để đựng sản phẩm cho vào lò. Gọi là bao nhưng nó được làm từ đất chịu lửa, có hình dạng như cái cối xay. Bác chủ lò cho biết để có được sản phẩm bán ra thị trường, bác phải nung trong 3 ngày. Bác còn mô tả sơ qua cho chúng tôi về các công đoạn làm một sản phẩm gốm: nhào đất, nặn, phơi, vẽ, nhúng men, nung,… Nghe thì đơn giản thế nhưng ở mỗi công đoạn đều đòi hỏi người thợ gốm phải thật khéo léo, đôi khi còn đến độ tinh xảo.
Rời lò nung gốm, chúng tôi đi thăm chợ bán sản phẩm. Phải đến đây thì mới thấy hết sự phong phú của các sản phẩm gốm: từ mẫu mã đến màu sắc, kiểu men,…
Cuối cùng, thầy trò chúng tôi cũng được thử làm “nghệ nhân Bát Tràng”. Mỗi người tự tạo cho mình một sản phẩm tùy theo sở thích. Quả là không đơn giản chút nào. Ai cũng say sưa với “tác phẩm” của mình nhưng mỗi khi có người hoàn tất công đoạn nặn thì tất cả lại phải cùng nhau phỏng đoán xem nó là cái gì. Vậy mà ai cũng vui và hồi hộp chờ đợi sau 10 ngày nữa để nhận sản phẩm của mình sau khi đã được hoàn thiện các công đoạn còn lại.
Loáng một cái đã đến giờ chúng tôi phải trở về trường. Trên xe ai cũng vui vì đã chọn mua được những sản phẩm gốm thật đẹp cho riêng mình hoặc để tặng người thân.
Chúng tôi đi thăm làng Bát Tràng - Bài viết của Lê Minh Tuấn, lớp 4A2
Hôm nay, chúng tôi được tham quan Bát Tràng. Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm sứ. Và trong chuyến đi, lần đầu tiên chúng tôi được trở thành những “nghệ sĩ” làm đồ gốm ở Bát Tràng.
Đây là lần thứ hai tôi đi Bát Tràng. Phong cảnh ở đây không thay đổi nhiều nhưng tôi vẫn thích chuyến đi này hơn vì được đi chung với các bạn. Ở Bát Tràng, hầu như cửa hàng nào cũng bán đồ gốm, sứ, đặc biệt là cốc, chén, bát, lọ, bình, đĩa,… Lần này đến đây chúng tôi còn được đến xưởng nặn, vẽ. Mỗi người tùy theo trí tưởng tượng để nặn. Có bạn nặn cái cốc, cái bát, có bạn nặn hình trái tim, hình người. Tôi nặn tặng bố tôi một chiếc cốc để uống trà. Tôi phải làm đi làm lại mấy lần mà vẫn chưa hài lòng với “tác phẩm” của mình đành liều sử dụng chiếc bàn xoay. Quả nhiên chiếc cốc đã đẹp hơn, tuy hơi méo một chút nhưng không sao. Tôi sung sướng “nộp” lại chiếc cốc cho bác ở khu xưởng đem ra phơi. Nặn xong một chiếc cốc tôi mới thấy công việc này khó thế nào. Tôi càng thấy khâm phục sự khéo léo của những người thợ gốm và trân trọng những sản phẩm do họ làm ra.
Chuyến đi này thật bổ ích. Nhờ đó mà tôi hiểu thêm về sự tài hoa, thông minh, sự cần cù lao động của nhân dân ta. Tôi rất thích chuyến đi này.
Cảm xúc khi thăm làng nghề Bát Tràng - Bài viết của Thiên An, lớp 4A2
Sáng nay, tôi cùng các bạn và thầy cô đi thăm Bát Tràng, làng nghề truyền thống của Hà Nội. Xe của chúng tôi chạy bon bon trên cầu Chương Dương, chiếc cầu bắc qua Sông Hồng đỏ nặng phù sa. 9 giờ đúng, xe chúng tôi đến nơi. Lối đi vào làng nhỏ và hẹp giống như phố cổ vậy. Một lúc sau, chúng tôi đến xưởng. Xưởng là một tòa nhà cao, có rất nhiều chiếc chậu đẹp chưa được nung. Lò nung rất to và cao, ở dưới có các sản phẩm như bình, chậu cây, những tượng có hình các con thú. Bên cạnh đó, trên bức tường có những viên than hình tròn, đen nhánh. Vui nhất là khi được thầy cô cho đi nặn các sản phẩm mà mình thích. Sau đó, tôi được đi xem các loại đồ gốm do nghệ nhân làm như: lọ đựng bút, chuông gió, dây chuyền, quả cầu với những chiếc mặt cười xinh xinh và những chú lợn béo múp míp,…
Cuối cùng thì cũng đến lúc đi về. Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến đi đầy bổ ích và lý thú này.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết