www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Gốm cổ Quảng Đức – Hình ảnh tham khảo Empty Gốm cổ Quảng Đức – Hình ảnh tham khảo

Sat Apr 30, 2011 9:46 am
Gốm cổ Quảng Đức – Hình ảnh tham khảo


1. TỪ MỘT Ý TƯỞNG…
Cuối năm 2007, nhân dịp tổng kết hoạt động trong năm đầu tiên của CLB UNESCO Nghiên cứu-Sưu tầm cổ vật Phú Yên, chúng tôi đề xuất nhiều ý tưởng cho các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, quảng bá 400 năm Phú Yên qua gốm cổ Quảng Đức với ông Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên, Hội viên danh dự CLB UNESCO Nghiên cứu-Sưu tầm cổ vật Phú Yên. Một trong những ý tưởng đó là cuộc hội ngộ giữa gốm cổ Gò Sành Bình Định và gốm cổ Quảng Đức nhân một dịp nào đó.


Khách xem một chóe cổ Quảng Đức.

Festival Tây Sơn-Bình Định 2008 là sự kiện văn hóa lớn lần đầu tiên tỉnh Bình Định muốn quảng bá những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của quê hương mình và những tiềm năng đang được đánh thức của một vùng đất đang trở mình vươn lên trong xu thế hội nhập với bè bạn gần xa. Thế là chủ nhân Bảo tàng Gốm cổ Gò Sành Vijaya Chămpa- ông Nguyễn Vĩnh Hảo-quyết tâm phối hợp với Phú Yên tổ chức cuộc triển lãm này. Triển lãm khai mạc vào chiều 24/7/2008 và kéo dài đến 30/8/2008 tại 173 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, Bình Định. Không ngờ, giữa hàng loạt hoạt động văn hoá thể thao trong những ngày diễn ra festival trên vùng đất võ trời văn, những hiện vật trong bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức Phú Yên cùng với hiện vật gốm Gò Sành của ông Nguyễn Vĩnh Hảo, đã hợp thành một triển lãm bề thế, sống động…
2. ĐẾN MỘT KHÔNG GIAN VĂN HOÁ ĐẬM ĐẶC…
Hàng trăm bình vôi gốm cổ Quảng Đức được trưng bày trên một tấm phản xưa, lớp lang, không theo một chủ ý gì, nhưng thoạt trông đã thấy ấn tượng. Sự phong phú của hiện vật gốm cổ Quảng Đức với nhiều loại hình như bình vôi, nậm rượu, hũ đựng rượu, choé-vò các loại, các kích cỡ với màu sắc đa dạng đã tạo nên những sắc thái rất riêng của dòng gốm này. Đa số hiện vật gốm cổ Quảng Đức được sưu tập từ các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và cả vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ khi nạo vét các kênh rạch ở đây, trong đó có một số bình vôi có đề chữ nôm trên thân gốm. Trong đó, có một số hiện vật cùng hiện diện với gốm Gò Sành được tìm thấy trong con tàu đắm ở Bình Thuận. Đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức là hai chiếc bình vôi từng nằm trong bộ sưu tập của Ngô Đình Cẩn (em trai của Ngô Đình Diệm), đã sang tay một nhà sưu tập khác trước khi về với Phú Yên.


100 chiếc bình vôi cổ Quảng Đức


Bên những hiện vật gốm Gò Sành, với kiểu dáng lịch lãm của những món đồ ngự dụng, sự tinh tế đến nao lòng của tượng gốm, là vẻ thô mộc, kín đáo của dòng gốm Quảng Đức. Ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao-Du lịch Phú Yên, sau khi cắt băng khai mạc triển lãm đã trò chuyện với người xem. Rằng, “ …Sự giản dị, mộc mạc, có phần xù xì, thô ráp của gốm cổ Quảng Đức với màu men giản dị, khiêm nhường nhưng rất bí ẩn đã tạo nên sự hấp dẫn, ấn tượng đối với các nhà nghiên cứu cũng như những người sưu tầm. Gốm cổ Quảng Đức không chỉ phổ biến, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân Phú Yên, người dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, Nam Bộ mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Phú Yên…”
Cả hai dòng gốm như cùng nhau toát lên, sau dáng vẻ thân thương của gốm, là những câu chuyện về lịch sử-văn hoá dài lâu của một vùng đất vốn một thời, từng là 2 trung tâm sản xuất gốm trên bản đồ gốm cổ Việt Nam. Tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có một bản đồ đánh dấu hai trung tâm sản xuất gốm Gò Sành, Bình Định và Quảng Đức, Phú Yên, một của vùng đất Champa xưa, một của vùng biên viễn Phú Yên, nằm trong thừa tuyên Quảng Nam đạo của Đại Việt thời Lê Thánh Tông.
Nếu như gốm Gò Sành là dấu ấn vàng son dưới vương triều Vijaya Champa xưa, thì gốm cổ Quảng Đức là một câu chuyện về sự lan tỏa, chuyển dời và phát triển từ trung tâm gốm cổ Gò Sành đến trung tâm gốm cổ Quảng Đức. Tất nhiên cũng như những dòng gốm khác, gốm Quảng Đức cũng kế thừa kỹ thuật chế tác, việc tạo men màu từ gốm sứ Trung Hoa hay các dòng gốm bản địa của người Chăm có trước khi dòng gốm Quảng Đức ra đời. Cách đây gần 400 năm, một dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào vùng đất Ngân Sơn (nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Có ý kiến cho rằng: gốm cổ Quảng Đức chính là sự tiếp nối dòng gốm Gò Sành Bình Định. Nhưng khi dòng họ Nguyễn đến vùng đất Ngân Sơn với những thuận lợi cho nghề, nhất là về nguyên liệu, nhiên liệu đốt lò và đặc biệt là giao thông thủy để vận chuyển tiêu thụ gốm, chính trên vùng đất mới này, những nghệ nhân xưa đã cho ra đời một dòng gốm mới Quảng Đức không lẫn vào đâu được với những đặc trưng riêng của nó.


Hai bình vôi cổ Quảng Đức từng nằm trong bộ sưu tập của Ngô Đình Cẩn.


Qua tìm hiểu bước đầu chúng tôi nhận thấy: gốm Quảng Đức cũng là sự kết tinh của đất và lửa nhưng được làm bằng những nguyên liệu và kỹ thuật nung độc đáo. Đất sét lấy ở vùng An Định, tạo men màu nhờ hỏa biến sò huyết ở đầm Ô Loan nổi tiếng trong quá trình nung, nhiên liệu đốt lò dùng toàn cây chành rành và củi bằng lăng, một loại cây đặc trưng của vùng An Thạch. Lúc thịnh hành, gốm Quảng Đức được bán đi nhiều nơi trong nước. Trong hàng ngàn cổ vật trên con tàu đắm Bình Thuận, bên cạnh gốm sứ thuộc các lò nổi tiếng Cảnh Đức Trấn, Đức Hóa (Trung Hoa), còn có cả gốm Gò Sành Bình Định và gốm Quảng Đức Phú Yên. Điều này cho thấy, gốm Gò Sành và Quảng Đức đã có vị thế nhất định trên hải trình giao lưu văn hóa, không chỉ trong nước…
3. VÀ CHÚT TÌNH CHO QUÊ HƯƠNG…
Sự hiện diện của hai dòng gốm trong không khí náo nức của những ngày Festival Tây Sơn-Bình Định 2008 cho thấy, đã có một sự lan tỏa rồi trở về, hội tụ, thể hiện từ gốm và qua gốm. Điều này nhắc nhở những người yêu gốm cổ nhiều điều, nhất là chúng ta phải làm gì để tiếp tục tôn vinh những giá trị về nhiều mặt của gốm cổ Gò Sành và Quảng Đức? Phải làm gì để tôn vinh hai dòng gốm độc đáo, nơi hội tụ những giá trị phản ánh diện mạo văn hóa của hai vùng đất Bình Định và Phú Yên?
Không phải ngẫu nhiên mà trong gần một tháng trưng bày, cuộc triển lãm chuyên đề gốm cổ từ Gò Sành đến Quảng Đức đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc đến xem triển lãm của các đồng chí Nguyễn Văn An, Nguyên Chủ tịch Quốc hội, Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo ngành Văn hoá Thể thao Du lịch hai tỉnh Bình Định, Phú Yên đã giúp những người yêu gốm cổ Gò Sành và Quảng Đức có thêm nhiều ý tưởng để cùng với ngành văn hoá Phú Yên chuẩn bị các hoạt động hướng đến 400 năm Phú Yên.


Lãnh đạo ngành VHTTDL Bình Định & Phú Yên cắt băng khai trương triển lãm.


Điều mà giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu quan tâm là vì sao tất cả gốm cổ Quảng Đức đều có dấu vỏ sò dính trên thân và màu men khá đặc trưng. Trên thế giới, việc sử dụng vỏ sò để đo nhiệt độ lò đã xuất hiện khá sớm, song, việc dùng sò huyết tạo nên hiện tượng hoả biến trong quá trình nung để làm nên nhiều sắc màu cho sản phẩm thì chỉ thấy nhiều ở gốm cổ Quảng Đức. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu và những người yêu gốm tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo. Để từ đó, có những thông tin mang tính khoa học, những công bố không chỉ cho Việt Nam mà cả cho thế giới biết rằng, vùng đất Aryaru Phú Yên đang tiến dần đến cột mốc 400 năm hình thành và phát triển có một di sản văn hoá độc đáo như thế. Ấy cũng chính là chút tình dành cho quê hương đã sản sinh ra dòng gốm này của những ai yêu gốm cổ Quảng Đức, một sản phẩm của làng nghề bên dòng Ngân Giang đã đi vào quá vãng…
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi sưu tầm để giúp nhận diện gốm Quảng Đức khi gặp. Click trên hình để phóng lớn.

làng Quảng Đức

















khuôn đúc gốm

khuôn đúc gốm


khuôn đúc gốm

khuôn đúc gốm

khuôn đúc gốm


khuôn đúc gốm

khuôn đúc gốm

Bình vôi gốm Quảng Đức






Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết