www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Làng gốm Cây Me – Bình Định Empty Làng gốm Cây Me – Bình Định

Sat Apr 30, 2011 9:47 am
Làng gốm Cây Me – Bình Định

Ngày 26/4/2009, Phòng VHTT, Trung tâm VH huyện và UBND xã Nhơn Mỹ đã có biên bản sơ bộ đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định lập kế hoạch khảo sát, đánh giá và bảo tồn di tích làng gốm Cây Me, thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ.


Di tích này vốn chỉ được cư dân địa phương phát hiện và tự phát “khai thác” từ tình trạng xâm thực, xói lở liên tục dọc bờ sông Côn. Tại hiện trường, nhóm công tác ghi nhận có nhiều mảng gốm vỡ xuất lộ dày đặc dưới chân luỹ tre chắn sóng. Trong khi đó, một số hiện vật có hoạ tiết tinh xảo, hình dáng nguyên vẹn như chén, dĩa, bình vôi tráng men… đã được “thu gom”, cất giữ bởi những hộ dân quanh vùng (ảnh).

Huyện Tây Sơn, huyện An Nhơn, huyện Tuy Phước, thuộc tỉnh Bình Định nằm trên lưu vực sông Côn, đất đai màu mỡ trù phú, nước sông Côn không bao giờ khô cạn, thuyền bầu nan tre xưa có thể giao thương từ đầm Thị Nại lên đến thượng nguồn. Từ thời Chămpa đã hình thành các thành cổ dọc sông như Thành Cha ở Đông Lâm, Nhơn Lộc, An Nhơn hay kinh đô Đồ Bàn ở Nam Tân, Nhơn Hậu, An Nhơn…và thương cảng Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước.


Các làng nghề cũng hình thành dọc lưu vực sông Côn, trong đó các làng gốm thịnh hành nhất, các di tích làng Gốm ngày nay còn lưu dấu như: Làng Gốm Gò Sành ở Phụ Quang, Nhơn Hoà, An Nhơn; Làng Gốm Trường Cửu, Nhơn Lộc, An Nhơn; Làng Gốm Gò Hời và Làng Gốm Cây Ké ở Tây Vinh, Tây Sơn…


Theo đánh giá ban đầu, làng gốm Cây Me có thể là một phần của “kinh đô gốm Chămpa” cổ nổi tiếng mà dấu tích và sản phẩm từng được biết đến qua các địa danh: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Hời, Cây Ké…; một làng gốm mà còn nguyên di tích, chưa được khai quật khảo cổ, đang có nguy cơ xói mòn do giòng nước lũ sông Côn xâm thực, đó là di tích làng Gốm Cây Me

Sau những mùa lũ hằng năm dòng sông Côn chảy qua phần đất giáp ranh từ huyện Tây Sơn đến huyện An Nhơn đã tạo dòng chảy bên lỡ bên bồi. Bên bờ sông phía thị tứ An Thái bối đắp thành dãi cát vàng rộng dài, tạo thuận lợi cho làng nghề bún Song Thằn làm bãi phơi bún…



Bãi cát dùng phơi bún Song Thằn và phơi bánh tráng, bún các loại của làng nghề bún bánh An Thái, Nhơn Phúc, An Nhơn




Phía trên bãi cát dân làng phơi bún bánh Phía dưới bãi cát thành mỏ...cát thoải mái tận thu!?

Còn bên bờ sông Đại Bình xói lỡ hàng năm, ông cha ta nghìn năm đã trồng tre chống xói dọc bờ sông, nhưng nguy cơ sụt lỡ không tránh khỏi nếu không chăm sóc luỹ tre mà chỉ biết chặt tre thu hoạch! Do xói mòn lộ dần phế tích một làng nghề Gốm Cổ:



Dưới các bụi tre dọc sông Côn ở xóm Mỹ Kim nước lũ xói lộ dấu tích làng Gốm xưa


Mãnh vỡ các loại đồ dùng bằng gốm Xếp chồng chiều dày trên một mét, dưới mặt đất khoảng hơn mét


Mãnh vỡ chén tô, dĩa các loại...



Một mãnh vỡ ...cái tô có màu xanh ngọc, và màu men chàm...



Lu, thạp... màu đất nung... hay là những bao nung?



Dấu tích làng Gốm Xưa kéo dài mấy trăm mét dọc sông


Chúng tôi ngỡ ngàng trước một dấu tích còn lưu lại một làng nghề Gốm Cổ một thời hưng thịnh của một Vương Triều! Trên gò làng nghề Gốm Cổ này còn lại các cây me cổ thụ, nên tục danh gò còn gọi là gò Gốm Cây Me:


Cây me cổ thụ nằm sát bờ sông Côn có nguy cơ ngã đỗ...vì lũ!

Chúng tôi khảo sát cả một khu rộng lớn, nhiều người dân sau cơn lũ, trên đáy sông, hay dọn bờ làm ruộng, hoặc đào lỗ trồng trụ điện…đã nhặt được các vật dụng bằng Gốm Cổ…Dân ai cũng biết đã thấy, nhưng ngại thu…nên không ai cho xem!?
May sao chúng tôi gặp một em bé nghèo nghỉ học, năm 2008 học hết lớp 10 trường công lập số 2 huyện, không có khả năng theo học dù rằng kết thúc năm học lớp 10 điễm trung bình trên 6, đang chăn mấy con bò! Em đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi đến nhà em để cha em và em cho xem các cổ vật Gốm Cổ mà em đã nhặt được




Cha con em đã trân trọng gìn giữ cổ vật Gốm Xưa dù có nhiều người sưu tầm gạ mua, nhưng không bán!


Bát Gốm Sành xưa...



Dĩa Gốm Cổ...



Tô Gốm Cổ....



Dĩa Gốm Cổ...



Bình vôi cổ màu xanh ngọc...



Bình vôi cổ màu nâu đen...mất quai!



Bình vôi cổ màu ...da lươn?



Bình vôi cổ màu...da lươn?



Ly uống nước cổ...



Bình vòi rượu và vật dụng giống...ly rượu?

Theo Lao Động & Làng Nghề
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết