www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Gốm Chăm Bàu Trúc Empty Gốm Chăm Bàu Trúc

Sat Apr 30, 2011 9:50 am
Gốm Chăm Bàu Trúc

Làng gốm Bầu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm gọi là Palay Hamuk) nằm cách thị xã Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Nam. Toàn làng có 440 hộ với 2.887 nhân khẩu dân tộc Chăm, trong đó 80% số hộ gắn bó với nghề gốm truyền thống. Đây là một làng nghề vào loại cổ xưa nhất Việt Nam.
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề, bà con lập đền thờ tổ chức cúng tế Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm. Ngoài nghề làm ruộng lúa, chăn nuôi gia súc thì nghề gốm được xem là ngành sản xuất chính ở địa phương. Tuy chưa thể giàu lên từ nghề gốm nhưng nhiều gia đình có cuộc sống ổn định nhờ vào bàn tay tài hoa của những người thợ gốm thủ công.
Gốm Chăm Bàu Trúc

Cô gái Chăm chầm chậm đi quanh, đôi bàn tay ve vuốt nhẹ nhàng… Chỉ sau vài vòng đi của cô, dáng hình của chiếc bình đã dần dần hiện ra. Du khách ngẩn ngơ bởi vũ điệu khoan thai, thô phác mà dịu dàng. Chẳng cần lời ca, chẳng cần đèn, cần nhạc, bao đời nay, hàng ngày những cô gái ở làng gốm Chăm vẫn múa… Họ trình diễn một cách hồn nhiên vũ điệu của lao động, của cuộc sống bình dị…

Khác những loại gốm ở nhiều làng khác, gốm của làng gốm Chăm Bàu Trúc (Ninh Phước, Ninh Thuận) không tráng men, không kén nguyên liệu cao lanh, cũng không có lò nung bằng than hay bằng gas. Gọi là gốm cho sang trọng cũng được, gọi là đất nung thấp lửa như cách nói của các nhà chuyên môn cũng chẳng sao. Sản phẩm gốm của Bàu Trúc được tạo nên bằng đất nguyên sơ của quê hương rồi đem đốt cũng bằng rơm bằng trấu của chính mảnh đất này. Nếu có cần thêm một chút màu trang trí cũng chỉ vẩy thêm nước của vài loại lá cây lên sản phẩm khi còn chưa nguội. Nhưng đó chưa phải là nét độc đáo nhất của vùng nghề này.
Du khách đến Bàu Trúc đều ngạc nhiên vì đi khắp cả làng mà không thấy nhà nào có bàn xoay, một công cụ gần như đặc trưng của các làng nghề gốm. Cô gái Chăm chỉ cần đất được nhồi kỹ và một mặt phẳng là đủ các điều kiện để chế tác sản phẩm. Họ uyển chuyển đi vòng tròn quanh khối đất. Đất thì nằm yên còn họ thì khoan thai, đều đặn di chuyển vòng quanh và thao tác từ tốn bằng đôi tay.



Gọi là gốm cho sang trọng cũng được, gọi là đất nung thấp lửa như cách nói của các nhà chuyên môn cũng chẳng sao
Có lẽ trời đã phú cho những người con gái Chăm cái năng khiếu cảm nhận đặc biệt qua đôi bàn tay về sự đều đặn, về sự tròn trịa để đôi tay của họ có thể thay được cả chiếc bàn xoay trên mỗi bước vừa đi quanh vừa nặn gốm. Nhịp điệu của chuyển động, độ nông sâu, nặng nhẹ của từng nét vuốt ve… chỉ có những cô gái Chăm mới có thể hiểu được. Không dùng bàn xoay nhưng những sản phẩm ở đây vẫn đạt độ tròn gần như tuyệt đối. Cái khả năng cảm nhận tinh tế đó từ bàn tay mẹ truyền qua bàn tay con gái, đời nối đời, chưa bao giờ dứt. Kinh nghiệm truyền qua nhiều đời đã hoà vào dòng máu của từng người con gái Bàu Trúc.
Vừa đi quanh vừa nặn gốm, ngôn ngữ hình dáng cơ thể của người con gái như giao hoà, đồng điệu với dáng dấp chiếc bình mà cô sắp tạo ra. Vài sợi tóc xoã vương trên khuôn mặt đang cúi chăm chú, khuôn ngực trẻ căng tròn thấp thoáng qua những vòng xoay, eo hông uyển chuyển trên mỗi bước đi… Khâu tạo hình đã hoàn tất, cô gái dùng khăn ướt để xoa bóng bề mặt chiếc bình. Tiếp sau có thể dập hoa văn trang trí lên thân bình, cũng có thể để trơn, hong khô rồi đem đốt ở trong vườn, ở ngoài đồng rìa làng.

Mọi người ở đây đều nôm na gọi cách đi quanh để làm gốm là đánh vòng. Cách đánh vòng của phụ nữ Chăm làm gốm thật giản dị, năng suất lao động có vẻ không cao như làm gốm bằng bàn xoay nhưng trên từng sản phẩm của họ, dấu vết lao động còn in hằn rõ nét. Màu của gốm cũng chất phác, giản dị như màu đất quê hương. Những chiếc vò, chiếc lu của người Bàu Trúc được làm nên bởi kỹ thuật đánh vòng đã phục vụ cho đời sống đồng bào Chăm bao đời. Chẳng biết do đâu mà nước đựng trong những chiếc lu giữa vùng đất ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió mà lúc nào cũng mát như để trong tủ lạnh.

Những chiếc lu, chiếc vò và vũ điệu đánh vòng giản dị đã làm nên nét bản sắc văn hoá của một vùng dân tộc. Những sản phẩm gốm Bàu Trúc từ bao đời đã thân thuộc với các gia đình đồng bào Chăm và cả đồng bào Kinh ở Ninh Thuận. Nay bà con đã biết đánh vòng để làm thêm nhiều sản phẩm khác – những sản phẩm gốm mỹ nghệ phục vụ du lịch, thương mại và cả xuất khẩu. Bây giờ những sản phẩm gốm mỹ nghệ ở Bàu Trúc đã là một nguồn thu đáng kể. Mỗi sản phẩm đều có giá bán nhất định nhưng trước hết và cao hơn là những giá trị văn hoá ẩn chứa ở trong đó. Mỗi du khách đến đây đều chọn cho mình một vài sản phẩm làm đồ lưu niệm. Họ muốn mang về, chiêm ngưỡng và lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của một làng, của một nghề và của những con người bình dị nơi đây… Và còn bao nhiêu người nhớ cô gái Chăm đánh vòng làm nên gốm…
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết