www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Gốm Bát Tràng với thương hiệu cổ truyền Empty Gốm Bát Tràng với thương hiệu cổ truyền

Wed Apr 13, 2011 11:22 am
Gốm Bát Tràng với thương hiệu cổ truyền
Từ những năm chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, gốm Bát Tràng có mặt ở khắp 5 châu. Giá trị xuất khẩu hàng năm của gốm Bát Tràng lên tới hàng triệu USD/năm. Mấy năm gần đây, nhiều dư luận cho rằng gốm Bát Tràng có dấu hiệu suy thoái. Trên thực tế, các nghệ nhân làng cổ Bát Tràng ngày càng sung sức trong sáng tạo. Ở đây cuộc thử thách giành lại thương hiệu của làng cổ Bát Tràng từ các xóm làng lân cận mới là đáng ghi nhận.
Những sản phẩm đặc sản của gốm Bát Tràng.

Hội Xuân làng cổ – làng gốm Bát Tràng do Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ và Bộ VH-TT chỉ đạo tổ chức mới đây tại Trung tâm triển lãm Văn học Nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã khẳng định đúng thực chất giá trị của gốm Bát Tràng. Hàng ngàn sản phẩm được trưng bầy tại đây với đủ loại bình hoa, thạp, hũ, ấm chén, bát đĩa, đồ gia dụng v.v...

Ngoài ra còn đồ gốm mỹ nghệ trang trí như tranh, tượng, đồ trang trí nội thất... tất cả đều để lại cho khác tham quan sự mến mộ, trân trọng tài năng đối với các nghệ nhân làng cổ Bát Tràng. Gốm của nghệ nhân (NN) Trần Độ là sự tái hiện nghệ thuật thời Lý, Trần một cách tuyệt hảo bởi tài nghệ làm nên chất men ngọc, men nâu quyến rũ trên các sản phẩm.

Nghệ nhân Trần Độ đã bỏ hàng chục năm, tiêu phí cả gia sản cơ nghiệp để tìm ra loại men gần như cổ xưa nhất của Bát Tràng, để chế tác những sản phẩm gần như nguyên bản thời Lý, Trần. NN Trần Hợp lại nổi tiếng với gốm sứ mỹ nghệ men rạn, men búp rong, men thúy hồng... và những sản phẩm đương đại.

NN Trần Thiện nổi tiếng bởi men rạn rễ cây, men ngọc lam rạn như chạm khắc... NN Hùng Hiển đã không để ai qua được tài chế tác men chảy thủy tinh đổ trên đồ gốm sứ nung trên 1.350 độ C. NN Hoan Thủy lại đi theo hướng khác với sản phẩm gốm sứ cổ truyền của làng. Hai vợ chồng Hoan – Thủy tự nghiên cứu, chế tác sản phẩm đơn chiếc thủ công hoàn toàn. Những đồ gốm được vuốt tay, nặn đắp, chạm khắc tạo nên những đế đèn, bình hoa, đồ trang trí, đồ gia dụng có nghệ thuật đặc sắc riêng biệt trong làng.

Với từng sản phẩm không giống nhau, mỗi lò khoảng 200 cái, nung ở 1.200 độ C, gốm Hoan - Thủy khẳng định được giá trị riêng bởi sự ngẫu hứng sáng tạo và chất men rừng thiên nhiên. Anh chỉ đợi lấy được từng đợt tro củi của cây rừng lâu năm chứ không phải hóa chất. Ở hội xuân này, cũng như với NN Trần Độ, Trần Hợp (Giải thưởng Nhà nước Đôi tay Vàng), ai cũng trầm trồ thán phục các sản phẩm của NN Vũ Đức Thắng (Đôi tay Vàng).

Các loại bình, thạp, hũ, đồ mỹ nghệ đều mang những nét duyên dáng cổ xưa, hoa văn được chạm vẽ tinh xảo, màu men quyến rũ sâu lắng. Các gian trưng bầy gốm mỹ nghệ Khánh Cúc, gốm gia dụng Phúc Thanh, gốm mây tranh sứ Tuấn Yến-Đạt Lý, gốm giả đồng Trần Hải Hòa v.v... đều hấp dẫn khách tham quan bởi giá cả vừa sức mua của nhân dân và đẹp không kém gốm Giang Tây.

Nhân dịp này, các nghệ nhân đều lên tiếng: “Gốm làng cổ chính thống (bên sông Hồng) vẫn tấp nập thuyền bè ngược xuôi cất hàng. Không hề suy thoái. Có chăng là các làng bên cạnh (đường vào làng cổ) mới học làm gốm vài chục năm nay nên sản phẩm chưa đạt.

Tuy nhiên họ đều nhận đó là gốm Bát Tràng. Lần đầu tiên được nhà nước tổ chức cho chúng tôi có Hội Xuân này là nhằm lấy lại thương hiệu chính phẩm Bát Tràng chứ không phải hàng nhái gốm Bát Tràng”. Với từng người có tên tuổi ở từng loại men, từng loại sản phẩm, được dân làng công nhận thì họ quyết tâm giữ thương hiệu của gia đình.

Qua cuộc triển lãm này, việc khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế toàn dân. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh với các nước trên thế giới, Bát Tràng đã, đang và sẽ tiếp tục bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống vốn hội đủ cả tài năng sáng tạo nghệ thuật và đức tính lao động bền bỉ của nhân dân ta.

Theo http://www.sggp.org.vn/xahoi/nam2005/thang2/36942
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết