www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Quê gốm Bát Tràng Empty Quê gốm Bát Tràng

Wed Apr 13, 2011 11:27 am
Quê gốm Bát Tràng
" Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa" - Trích lời chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên dân làng Bát Tràng ngày 20 tháng 02 năm 1959.
Bát Tràng là một làng gốm cổ ven đô, từ lâu đã được người trong ngoài nước biết đến. Là một làng quê từng sinh ra những bậc khoa bảng lừng danh, những người thợ tài hoa, những người con trung hiếu, mà tên tuổi và sự nghiệp của họ làm rạng rỡ cho quê hương xứ sở.

Bát Tràng cũng là nơi làm ra nhiều vật phẩm gốm quý mang sắc thái riêng mà trong nhiều thế kỉ qua được ưa dùng từ làng xã đến cung đình, từ quà tặng biếu dân gian đến đồ cống phẩm ngoại giao. Ngày nay, đồ gốm Bát Tràng còn được lưu giữ tại rất nhiều bảo tàng trong nước và trên thế giới. Nghề gốm truyền thống Bát Tràng được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trên nhiều phương diện khác nhau.
Kể từ lúc hình thành phường Bạch Thổ đến ngày nay, quê gốm Bát Tràng đã trải qua bề dày hơn 700 năm lịch sử vẻ vang rất đáng tự hào.

Hơn 30 năm về trước, nếu ai có dịp đến thăm làng Bát Tràng, còn thấy đôi câu đối bằng gốm gắn trên cổng làng: "Lưỡng giới giang sơn đồ họa nhập, Trùng môn yên nguyệt thái bình khai" (Hai bên bờ sông vẽ nên cảnh đi vào, cổng làng hai lớp, khói che mặt trăng, thời thái bình cổng làng mở ra).

Xã Bát Tràng ngày này có hai làng Bát Tràng và Giang Cao, là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội trước thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, từ n
ăm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Xã nằm ở phần đất phía đông nam huyện Gia Lâm và cũng là phần đất cực nam giáp gianh với tỉnh Hưng Yên. Diện tích toàn xã gồm 153 ha, nhân khẩu 4964 người thuộc 1170 hộ (số liệu năm 1989).
Xã Bát Tràng từ xưa tới nay đều thuộc cấp hành chính huyện Gia Lâm. Tháng 2 năm 1949 huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. Tháng 11 năm 1949 huyện Gia Lâm lại thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến ngày 31 tháng 5 năm 1964 huyện Gia Lâm nhập về ngoại thành Hà Nội. Làng Giang Cao ngày nay trước đây có tên gọi là Đông Cao thuộc về tổng Đa Tốn, Làng Bát Tràng thuộc về tổng Đông Dư. Năm 1948 làng Bát Tràng sát nhập với làng Giang Cao và xã Kim Lan thành một xã có tên gọi là Quang Minh. Năm 1964 Quốc hội khóa III quyết định tách hai làng Bát Tràng và làng Giang Cao thành một xã riêng mang tên xã Bát Tràng. Kể từ đó tới nay xã Bát Tràng bao gồm hai thôn: Thôn Bát Tràng (làng cổ Bát Tràng) và thôn Giang Cao. Huyện Gia Lâm là vùng đất phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ, cũng là quê hương của nhiều bậc khoa bảng và nhiều làng nghề truyền thống. Lụa trắng là sản phẩm riêng của hai xã Xuân Quan và Đào Xá. Xã Kiêu Kị có nghề dát vàng bạc và làng Bát Tràng có nghề gốm sứ cổ truyền đã phát triển qua hàng bao thế kỉ. Tên gọi Bát Tràng có từ bao giờ? Sách "Đại Việt sử kí toàn thư" (bản kỉ quyển 7 kỉ Nhà Trần) có nói đến vụ lụt lội xảy ra vào tháng 7 năm Nhâm Thìn, năm thứ 12 niên hiệu Thiệu Phong (1352): "Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập... Châu Khoái, Châu Hồng... hại nhất". Đê Bát - Khối ở đây chính là đê Bát Tràng - Cự Khối. Vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân có đi qua "bến sông xã Bát". Đào Duy Anh chú giải "xã Bát" chính là xã Bát Tràng. Như vậy từ nửa sau thế kỉ 14 đã xuất hiện tên gọi xã Bát trong danh vị hành chính. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn vào thế kỉ 15 thì Bát Tràng chắc chắn đã có tên gọi vào thời Lê Sơ. Quá Trình thành lập làng Bát Tràng dường như có liên quan tới sự tụ cư và chuyển cư đã diễn ra trong thời gian khá dài. Theo các cụ kể lại thì đầu tiên là họ Nguyễn Ninh Tràng (chữ "Tràng" cũng đọc là "Trường", đây chính là dòng họ Nguyễn từ Trường Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) nơi từng sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử chuyển cư ra). Tiếp sau đó là dân làng Bồ Bát (Bồ Xuyên, Bạch Bát thuộc Ninh Bình chuyển cư ra quần tụ với những người dòng họ Nguyễn Ninh Tràng lập phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ Phường. Đình làng Bát Tràng hiện còn giữ đôi câu đối ghi dấu việc chuyển cư này: "Bồ di thủ nghệ khai đình vũ - Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần" (Đem nghề từ làng Bồ ra để xây dựng đình miếu, Lòng thành như hương lan cúng tạ thánh thần). Qua một số cuốn gia phả của các dòng họ Lê, Trần, Nguyễn cũng nhắc tới thời điểm chuyển cư vào giai đoạn cuối thời Trần thế kỉ 14 và Lê Sơ (đầu thế kỉ 15). Làng Giang Cao xưa có tên gọi là Đống Cao. Theo dòng chảy thời gian đã có nhiều gia đình ở các vùng miền quê trên đất nước hội tụ về để sinh cơ lập nghiệp. Trong hoạt động kinh tế làng Giang Cao sống bằng nghề nông là chính, do đất đai ítnên nghề phụ phát triển như thợ mộc, thợ nề, hàng sáo...Làng Bát Tràng chủ yếu sống bằng nghề thủ công làm gốm, còn lại thì làm quan, dạy học và buôn bán. Như các làng quê Việt Nam khác, xã Bát Tràng cũng có Văn Chỉ, Đình, Chùa, Đền, Miếu khang trang. Những kiến trúc đó là dấu hiệu chứng minh về một làng quê Văn hiến.

VĂN CHỈ LÀNG BÁT TRÀNG: dựng ở phía sau đình. Trên tam quan có 3 chữ lớn bằng đá "Ngưỡng di cao" (Trông lên vời vợi). Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò. Bên trên bệ là bức hoành phi sơn son thiếp vàng có dòng chữ "Thiên địa đồng lưu" (Trời đất cùng luân chuyển). Mỗi năm văn chỉ mở hội một lần, các quan viên coi việc văn chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng cảu làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích các thế hệ cháu con đời đời chuyên tâm học hành tấn tới.
ĐÌNH BÁT TRÀNG: Là một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa. Theo bài "Tạo đình kí" thì đình được làm lại, lợp ngói với quy mô đồ sộ vào tháng Chạp năm Canh Tý niên hiệu Bảo Thái (1720) đời vua Lê Dụ Tông. Đình xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là tòa hậu cung gồm 3 gian phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian 2 chái. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim to hàng người ôm. Các gian bên được lát bục gỗ để làm chỗ ngồi. Đình trông ra dòng sông Nhị mênh mông, địa thế rất đẹp đẽ. Hiện nay đình Bát Tràng còn giữ được hơn 50 đạo sắc phong cho thần hoàng. Xưa nhất là đạo sắc phong đời Lê Cảnh Hưng. Đặc biệt có nhiều đạo sắc phong của đời Quang Trung và Cảnh Thịnh.

CHÙA KIM TRÚC: còn có tên gọi khác là chùa Bát. Đây là ngôi chùa chính của làng Bát Tràng. Chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có quy mô lớn, kiến trúc kiểu "Nội công ngoại quốc" với 74 chiếc cột bằng đá. Trong chùa có bức tượng Hộ pháp cao hơn 5 mét. Năm 1958 hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà Nước vì nghĩa cả làng Bát Tràng đã di dời chùa Bát tới vị trí khác để nhường đất đào công trình Đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho 3 tỉnh - công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải.
Ngoài ra trên đất làng cổ Bát Tràng còn có hai ngôi chùa lớn nữa là chùa Am và chùa Bảo Minh (nơi đây còn lưu giữ được quả chuông quý "Chuông Bảo Minh tự " đúc năm Ất Mão (1795), một di vật quý thời Tây Sơn.)
Nếu tới Bát Tràng giờ đây ta thấy nhà gạch san sát, đường ngõ ngoắt nghéo và chật hẹp. Tường nhà rất cao, trên có gắn nhiều mảnh gốm vỡ, tường được xây bằng những viên gạch Bát vuông to... tựa như những pháo đài vững chắc. Nhìn kĩ mặt đường và tường nhà thì đường ngõ đã leo lên tới nóc của các nhà cũ. Ngoài nghề gốm truyền thống nổi tiếng, Bát Tràng còn là một làng quê phát đạt về khoa cử và buôn bán. Có thể nói Bát Tràng là đất của các quận công, tiến sĩ, quan văn, quan võ. Bài Đình ký có đoạn viết:
"Làng nhà đương lắm quân hàm
Văn võ triều quý kể phàm bẩy ông
Phủ hiệu châu quận cũng đông
Nho sinh phó sở hợp đồng non trăm".
Là một làng nghề đồng thời cũng là làng văn học cho nên người đàn ông Bát Tràng sống rất hào hoa còn phụ nữ thì đảm đang tháo vát. Trong cuộc sống, lao động, sản xuất người đàn ông là chính, chú ý cải tiến , sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới độc đáo còn việc nhà do người phụ nữ quán xuyến. Thế nhưng trên nhiều sản phẩm gốm men của Bát Tràng thế kỉ 16 -17 (chân đèn, lư hương) hiện còn lưu trữ tại các bảo tàng bên cạnh các tác giả nam còn có rất nhiều tác giả nữ: Bùi Thị Đỗ, Lê Thị Ngọc... Ở Bát Tràng xưa kia hẳn không thiếu những người vợ cả đời làm lụng vất vả với nghề gốm để nuôi chồng học hành đỗ đạt, làm rạng rỡ cho gia đình, làng nước. Bởi thế trong phong dao Kinh Bắc có câu " Sống muốn được làm trai Bát Tràng". Về phương châm xử thế, trong phần mở đầu Hương ước của làng Bát Tràng ghi bằng chữ Hán và được tạm dịch như sau:

"Lấy nhân đức khuyên bảo nhau, chớ kẻ giàu nghèo.
Lấy điều phải làm lẽ sống, chớ quên tự sửa mình.
Đối xử với nhau theo lễ tục, không được vi phạm .
Hoạn nạn giúp nhau, không được manh tâm lấn cướp."

Chính phương châm xử thế này đã được thể hiện rõ nét trong phong tục tập quán của làng. Đến Bát Tràng vào ngày giỗ tổ họ, trong mâm cơm cúng bao giờ cũng có bát cháo và nắm cơm. Các cụ già giải thích rằng làm như vậy để giáo dục con cháu sống phải có tình nghĩa thủy chung, khi giàu sang phải nhớ lúc hàn vi, dù khó khăn cơ hàn chỉ có rau cháo cũng phải cưu mang lẫn nhau.
Tuy là làng nghề cổ truyền nhưng làng Bát Tràng không thờ tổ nghề mà chỉ thờ thần hoàng trong đình làng. Làng cũng không chia thành phe, giáp như thiết chế ở các vùng quê khác. Cả làng có hơn 20 dòng họ chia ra làm nhiều nóc đình. Làng vào đám từ ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trước khi vào đám khoảng 10 ngày, dân làng tổ chức lễ rước nước. Các quan viên chở thuyền mang chiếc choé do chính tay người Bát Tràng làm ra giữa dòng sông Hồng để múc nước. Người họ Nguyễn Ninh Tràng được vinh dự dùng gáo đồng múc nước đổ vào choé. Choé nước được rước về tắm cho các bài vị ở ngôi miếu bên sông. Sau đó dân làng rước bài vị ra đình tế lễ.Hàng năm vào Rằm tháng Hai âm lịch, ngày đầu tiên vào đám làng biện lễ thành hoàng: Làng chọn một con trâu tơ thật béo đem thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn kèm theo là 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi. Khi lễ xong, cỗ được hạ xuống chia đều cho mọi người cùng ăn uống vui vẻ.
Sản phẩm của làng nghề Bát Tràng cùng với nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng đã ghi vào thơ ca:

"Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"

Theo các cụ ở Bát Tràng thì gạch không phải là sản phẩm chính, gạch được dùng làm bao nung hàng, qua năm bảy lần lửa gạch trở nên bền chắc không thứ rêu nào bám được. Gạch Bát Tràng nổi tiếng gần xa. Gạch để xây dựng đình chùa, đền miếu, cung điện. Gạch xây nhà, lát đường, xây hồ, xây giếng. Có lẽ ai cũng thuộc bài Ca dao này:

"Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân"

Ngày nay đình Bát Tràng vẫn còn treo bức đại tự có 4 chữ thiếp vàng "Hiếu nghĩa cấp công". Tương truyền khi nhà Nguyễn xây thành Hà Nội người dân Bát Tràng phải cậy gạch ở sân đình và nhiều nhà cho đủ số lượng nộp lên quan. Việc đó được tâu báo về,triều đình đã ban cho dân làng tấm biển trên để biểu dương.

Làng Bát Tràng đã có nhiều nhân vật không những được người đồng hương nhiều thế hệ ghi nhớ mà còn được cả nước biết đến. Thư tịch cổ và bia đá đã ghi chép 364 người Bát Tràng đỗ đạt "tam trường" trở lên. Trong đó có 9 người đỗ từ Tiến sĩ dến Trạng nguyên và nhiều võ quan mà nay tên tuổi còn được ghi trên bảng vàng bia đá trong vườn bia Văn miếu Hà Nội và Huế như Trạng nguyên Hà Giáp Hải (1506 - 1586) đậu Trạng nguyên năm 31 tuổi. Tiến sĩ Lê Hoàn Viện, Nguyễn Đăng Cẩm, Lê Hoàn Hạo, Vũ Văn Tuấn. Quốc công Vũ Ngang, vì có công Khai quốc triều Lê nên được vua ban quốc tính họ Lê nên còn gọi là Lê Ngang. Ông còn có tên gọi khác là Lê Khả Lang. Cơ Quận công Nguyễn Thành Trân (1641 - 1693), quận công Nguyễn Tuấn, Bùi Hối Trai...

Để xứng đáng với hàng chữ "Thổ hành kim" (Đất thành vàng), "Nê tác bảo" (Bùn làm của báu) phía trên cửa tả cửa hữu của Đình, cũng như giữ gìn truyền thống khoa bảng của làng quê mình, người dân làng Bát Tràng các thế hệ luôn nhắc nhở nhau phải chuyên tâm học hành, không ngừng cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm, xây dựng uy tín, gây dựng thương hiệu gốm sứ Bát Tràng để tên tuổi làng gốm sứ cổ truyền Bát Tràng được vang mãi cũng như để cho bạn bè khắp năm châu được biết đến.



www.gomsubattrang.info Gom su cao cap bat trang, gom su bat trang cao cap in logo, Nhà sản xuất và cung cấp gốm sứ quà tặng cao cấp Bát Tràng đồng bộ và chuyên nghiệp nhất . Chuyên nghiệp từ khâu thiết kế mẫu theo yêu cầu khách hàng, sản xuất demo sản phẩm và sản xuất đại trà .
Mọi quan tâm của quý khách hàng xin vui lòng truy cập website : www.gomsuhoanmy.com or www.gomsubattrang.info để biết thêm chi tiết
Hoạc vui lòng liên hệ:
Phụ trách kinh doanh:
Lương Hoàng (Mr)
Mobile: 0979 141 031
Email: hoang310@gmail.com
Or: hoang310@gomsuhoanmy.com

Hoanmy Ceramic:
Showroom số 51 Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 04 3874 0201
Email: gomsuhoanmy@gmail.com
Or: lienhe@gomsuhoanmy.com
Websie: www.gomsuhoanmy.com
Or: www.gomsubattrang.info
Cảm ơn quý khách hàng !
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết