www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Cốc thủy tinh, cốc nhựa sơn màu bị nhiễm chì: Nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng Empty Cốc thủy tinh, cốc nhựa sơn màu bị nhiễm chì: Nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Sat Apr 30, 2011 9:01 am
Cốc thủy tinh, cốc nhựa sơn màu bị nhiễm chì: Nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Cốc thủy tinh, cốc nhựa sơn màu bị nhiễm chì: Nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng Coc-thuy-tinh21

Báo Sức khỏe&Đời sống ra ngày 13/1 đã đăng tải thông tin cảnh báo về một số mẫu cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình dành cho trẻ em có chứa hàm lượng chì (Pb) cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép và một số chất độc hại khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em. Ngay sau đó, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã khảo sát thực tế thị trường và lấy ý kiến các chuyên gia xung quanh vấn đề này.

Đẹp lung linh... Độc sao được!

Tại quầy hàng đồ gia dụng tại siêu thị BigC, dãy kệ bày ly cốc, bát, đĩa làm bằng nhiều chất liệu từ thủy tinh, sứ, thủy tinh chịu nhiệt… thu hút khá nhiều khách hàng tới xem và mua. Theo chị Việt (ở Linh Đàm), chị chọn mua nhưng loại này vì giá thành hợp lý, kiểu dáng đẹp, trong suốt lại được trang trí bởi những hình ảnh ngộ nghĩnh như ong, bướm, nhân vật hoạt hình nên không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất ưa chuộng. Khi được hỏi về việc chị có biết việc một số loại cốc thủy tinh có xuất xứ “made in China” nhiễm hàm lượng chì cao có thể gây hại đến sức khỏe, chị Việt tỏ ra rất bất ngờ. Theo chị, các cốc thủy tinh đẹp lung linh như thế kia thì “độc làm sao được”. Nhân viên quản lý tại khu quầy hàng này cho biết, tất cả các sản phẩm được bày bán trong siêu thị đều có xuất xứ rõ ràng.


Cảnh giác với các loại ly cốc có sơn màu lòe loẹt. Ảnh: PV
Giáp Tết nên tại chợ Đồng Xuân, khu bán cốc, bát đĩa... cũng sầm uất không kém. Tại đây, phần lớn tiểu thương cũng nhập những lô hàng cốc, bát, đĩa từ các cửa khẩu biên giới phía Bắc chuyển về. Chúng được đóng cẩn thận trong những thùng hàng lớn có kê xốp bảo vệ. Khác với những mặt hàng cùng chủng loại được sản xuất trong nước như đồ sứ Hải Dương, Bắc Ninh… được nhồi vào những sọt tre lớn và được bảo vệ bằng rơm chống vỡ, nứt. Chị Minh, một tiểu thương chuyên buôn bán mặt hàng này cho biết: Vào dịp giáp Tết, những mặt hàng gia dụng này bán rất chạy, những bộ ly cốc có chất liệu từ thủy tinh được khách hàng đặt mua rất nhiều. Chị Minh cũng rất bất ngờ trước thông tin một số loại cốc thủy tinh lại có thể chứa các chất độc hại. Theo chị thì thủy tinh là chất trong suốt lại được luyện trong lò với nhiệt lượng cao thì sao có thể độc được.

Không nên mua, sử dụng sản phẩm thủy tinh sơn màu lòe loẹt

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống sáng ngày 14/1, ông Trần Văn Vinh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh An Giang về việc qua kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm ly thủy tinh, ly nhựa tại 10 siêu thị trên địa bàn cho thấy, tất cả 10 mẫu hàng hóa được mua tại các siêu thị này đều có hàm lượng chì có trong ly thủy tinh so với TCVN 6238-3:2008 vượt mức cho phép hơn 2.000 lần; bình, ly nhựa vượt 1,2 - 8,3 lần cho phép, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có ngay khuyến cáo đến người tiêu dùng, đồng thời yêu cầu các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhanh chóng vào cuộc để kiểm tra mặt hàng này. Qua thực tế này, ông Vinh khuyến cáo, khi mua những sản phẩm thủy tinh về sử dụng, người tiêu dùng cần mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh lựa chọn những sản phẩm thủy tinh có sơn màu, vẽ hình và trang trí lòe loẹt, nhiều họa tiết.

TS. Phạm Duệ, Giám đốc TT chống độc - BV Bạch Mai:
Từ trước đến nay, bệnh nhân bị ngộ độc chì vào cấp cứu tại TT chống độc không nhiều, thường chỉ 1 - 2 ca/năm, đặc biệt, bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp tính lại càng hiếm, chủ yếu là bệnh nhân ngộ độc chì mạn tính. Bởi lẽ bệnh cảnh của loại ngộ độc này không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của suy nhược cơ thể. Các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc chì thường là: tê mỏi, yếu ớt, da xanh niêm mạc nhợt, giảm cân, đau đầu, đau cơ, chán ăn, táo bón, mất ngủ, đau bụng cấp, rối loạn thần kinh, đặc biệt thiếu máu… Ðể xác định bệnh nhân bị ngộ độc chì phải thông qua xét nghiệm định lượng chì máu và chì niệu.
Nồng độ chì tăng trong máu ở mức độ nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp ở người lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ em. Ở mức độ nặng hơn thì làm giảm sức nghe, ảnh hưởng khả năng sinh sản nam, suy thận, bệnh não, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, táo bón, hôn mê, co giật, thiếu máu nặng, thậm chí gây liệt cơ. Ðể tránh ngộ độc chì cả mạn tính và cấp tính, người dân nên cảnh giác với các dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt có thành phần là chì.
The: Sức khỏe đời sống
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết