www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 376
Join date : 11/04/2011
http://gomsuhoanmy.com

Về thăm Bát Tràng Empty Về thăm Bát Tràng

Wed Apr 13, 2011 10:59 am
Về thăm Bát Tràng
Vẫn như mọi khi, ngồi trong xe áp máy vào kính mà chộp.
Nào là Cầu Long Biên lịch sử...


Nào những cánh đồng...


Có cả một ngôi chùa gì đó nữa. Cảnh rất nên thơ mà chỉ kịp chộp được một góc.




Đường về Bát Tràng không xa, cách Cầu Chương Dương có 11- 12km gì đó, nhưng bụi kinh người vì đầy những đất cát do xe chở VLXD rắc ra bên đường, lại vừa mưa xong nên lầy lội ghê. Bẩn.

Khoảng mươi năm trước tôi cũng đã về BT, đi xe máy, bụi không mở được mắt mà nhìn đường. Bây giờ đường xi măng nên cũng đỡ hơn.

Và đây, làng gốm Bát Tràng đón chào quý khách.


Tuy là làng nghề nhưng trong làng toàn nhà tầng mái ngói đỏ tươi rất hiện đại, đường cũng là đường phố.


Thật quý là một phố thị như vậy mà vẫn còn người yêu nghề gốm, sống bằng đất cao lanh và những chiếc lò nung nóng hầm hập, thì hôm nay chúng tôi mới có chỗ mà lang thang thế này chứ.

Đ/c Cương là người Bát Tràng nên tình nguyện làm hướng dẫn viên DL cho cả hội. Có thế thì mới biết được những chỗ nào cần đến, chứ không thì lại chỉ lang thang vài cửa hàng ngoài mặt phố là hết, chứ làm sao biết ngõ ngách nào mà vào.

Nói đến làm gốm chắc chắn ai cũng nghĩ ngay tới những chiếc bàn xoay quay tít (Trừ người Chăm không dùng bàn xoay mà bản thân họ xoay vòng quanh nắm đất để nặn nên sản phẩm). Và những đôi tay lành nghề, điệu nghệ vuốt nhẹ trên miếng đất cao lanh trắng đục, để rồi những chiếc cốc chiếc lọ.. dần dần hiện nên hình hài như được phù phép.

Vâng, đã từng là thế...

Đã từng. Bởi bây giờ sản xuất công nghiệp rồi. Yêu cầu về hàng hoá khác xưa nhiều rồi.
Phải nhiều,
Phải đồng đều,
Phải đẹp,
Phải chuẩn,
Và phải nhanh...

Thợ gốm Bát Tràng không ngồi vuốt đất trên bàn xoay nữa.
Họ làm khuôn,
Đất cao lanh được pha thành nước, rót vào khuôn...


Vậy là có ngay sản phẩm thô. Hic, thật nhanh gọn, thật công nghiệp.


Bàn xoay vẫn còn, nhưng không phải để vuốt sản phẩm mà để tinh sửa các sản phẩm thô mới bóc khỏi khuôn...


Gọt các bavia, rũa những chỗ chưa đều rồi mài cho nhẵn...

Rồi đến công đoạn vẽ. Có vẻ như các cậu thợ ở đây đều là hoạ sỹ cả, và họ tự vẽ lên sản phẩm chứ không phải căn ke từ mẫu vào. Nhìn nét vẽ vẫn còn đứt đoạn, không có vết in mà (đoạn cổ con rồng còn thiếu kìa).


Rồi tô màu. Lúc chúng tôi đến đây, cả lô sản phẩm đều "một mầu xanh xanh" thế này, chả thấy có cái nào "chấm thêm vàng vàng", cũng chẳng thấy "một mầu nâu nâu", "một mầu tím tím" gì cả. Có vẻ hơi đơn điệu.


Cũng đúng lúc một cậu thợ mang xô men ra tráng cho đống lọ đã vẽ xong.


Tôi kêu lên:
- Sao không đi găng vào em? Còn gì là tay!
Cậu thản nhiên:
- Có gì đâu mà sợ! Đeo găng không thật tay, làm không chính xác được.
- Hoá chất ăn tay...
- Toàn đất đấy mà. Có thạch anh nữa.
- Thế không có gì khác à?
- Đất thôi, chả làm sao cả.

Nghĩa là đây chỉ là loại men rất đơn giản, thuần tuý để làm cho bóng sản phẩm và giữ màu nước vẽ. Chứ nếu các men đẹp và phức tạp thì phải có hoá chất hoặc các phụ gia nữa.

Về khoản này thì tôi chịu, nhưng nhớ một chương trình gì đó về gốm (xem năm ngoái) có nói rằng men đẹp nhất của gốm Bát Tràng là men rạn mới (ra đời 1-2 năm trước). Để làm men rạn, phải pha thêm vôi sống, tro và những gì gì nữa vào nước cao lanh hồng. Nếu đây là nước men rạn thì cậu thợ này chuẩn bị ngày mai bóc da tay như người ta tháo găng chứ chả đùa.
Nhưng chuyện men cứ để đó đã, nói sau.

Tôi lại hỏi:
- Sao em nhúng không đều nhau, cái nhúng lâu, cái nhúng nhanh?
- Tuỳ từng cái.
- Tuỳ sao?
- Cái nào dày hơn thì phải nhúng lâu hơn.

Ah, chủ nghĩa kinh nghiệm! Tất cả đều theo cảm nhận, theo "cữ tay" hết.

Tráng men để khô thì SP sẽ được đưa vào lò nung.

Những chiếc lò nung đốt củi, đốt than nhả khói ngùn ngụt- một biểu tượng hùng tráng của nền công nghiệp sơ khai "những nhà máy khói bay ngút trời"- bây giờ không còn ai ca ngợi, và cũng đã lùi vào dĩ vãng rồi. Thợ gốm Bát Tràng bây giờ nung SP của mình bằng lò gas, có đồng hồ theo dõi nhiệt độ, có đường ray đưa dàn SP vào và ra lò...


Công nghiệp hoá rồi. Nên SP ra lò hầu hết đều là thành phầm, ít khi có phế phẩm. Cũng không bịcong vênh, nứt nẻ như nung thủ công nữa.

SP ngày càng đẹp, càng chất lượng hơn.

Lại nhớ mươi năm trước về đây, những cảnh phơi than trên tường như thế này thấy khắp dọc đường đi. Tường nhà nào cũng nhem nhuốc, đen thui thủi. Nay chỉ còn thấy ở một đôi ngõ khuất.


Đ/c Cương bảo than giờ chỉ để sấy lò hoặc làm gì đó, chứ không ai dùng lò than để nung gốm nữa. Cũng phải thôi.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết