www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
Miss_Mrs
Miss_Mrs
Tổng số bài gửi : 20
Join date : 13/04/2011

Khóc cười chuyện ngõ nhỏ Bát Tràng Empty Khóc cười chuyện ngõ nhỏ Bát Tràng

Fri Apr 22, 2011 3:23 pm
Khóc cười chuyện ngõ nhỏ Bát Tràng

Khóc cười chuyện ngõ nhỏ Bát Tràng Cd303ngo

Những ngõ nhỏ quanh co với tường cổ và nền gạch rêu phong từ lâu đã góp phần làm nên thương hiệu Bát Tràng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan. Nhưng những người dân ở đây thì lại có không ít chuyện dở khóc dở cười vì nó.

>> Tài xử thế của phụ nữ Bát Tràng xưa

Một nét đặc trưng trong kiến trúc làng cổ Bát Tràng là tường ốp rỗng ruột được xây từ phế phẩm, thứ phẩm trong quá trình làm gốm và ngõ nhỏ. Hàng trăm ngõ nhỏ của làng nghề Bát Tràng đã tồn tại hơn 600 năm nay, ngõ nhỏ nhất chỉ rộng… 0,8m.

Bi hài… ngõ nhỏ

Bà Tâm, một người dân Bát Tràng, cho biết: “Ở những nơi khác, xe hơi đỗ tận cửa nhà, còn chúng tôi ở đây xe máy còn khó đi vào nói chi đến xe hơi. Nhưng sống lâu rồi cũng quen, kiến trúc làng cũng là di sản cần được bảo tồn mà”. Từ việc lớn cho tới việc nhỏ, từ cưới xin cho tới ma chay người dân sống trong những ngõ nhỏ đều cảm thấy rất bất tiện. Bất tiện nhất là nếu có ma chay thì xe tang không thể vào trong ngõ mà người nhà phải khiêng quan tài từ trong ngõ ra. Ngõ nhỏ lại quanh co, có nơi chỉ rộng gần 1m nên việc khiêng quan tài rất khó khăn. Cũng không ít lần, có những nhà phải đục tường rào, đẽo bớt các góc cua thì mới khiêng được quan tài ra.


Ngõ nhỏ chỉ vừa cho một chiếc xe máy đi qua.

Đám cưới ở đây cũng khác thường. Ông Mai, xóm 4, Bát Tràng (Gia Lâm), cho biết: “Ở đây đám cưới là cô dâu chú rể cứ hàng một mà đi, chứ làm gì có chuyện sánh vai bên nhau, vừa đi vừa chụp ảnh”. Đó là còn chưa kể đến việc giao thông bằng xe máy thì phải bấm còi inh ỏi từ xa để người đi trong ngõ biết trước mà tránh. Vì vậy, trong ngõ cũng thường xuyên xảy ra ách tắc giữa các phương tiện ngược chiều.
Tuy nhiên, ai sống ở đây cũng hiểu hoàn cảnh giao thông trong ngõ nhỏ nên ách tắc dễ được giải toả. Mọi nguyên vật liệu được mua về để làm gốm cũng đều được vận chuyển bằng sức người vô cùng vất vả. Hầu hết những hộ gia đình làm gốm trong làng đều phải thuê từ 2 - 3 nhân công trở lên để chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu.

Niềm tự hào của ngôi làng cổ

Mặc dù khó khăn, bất tiện là vậy nhưng bằng tình yêu làng nghề và những giá trị truyền thống, những người dân Bát Tràng chấp nhận thích nghi và chung sống với sự chật hẹp, gò bó trong những ngõ nhỏ.

Họ tạo ra những quy ước riêng khi tham gia giao thông trong ngõ như dùng còi, hoặc nói lớn cho những người tham gia khác biết trước. Họ chế ra những chiếc xe đẩy hàng loại nhỏ đi trong ngõ để bớt vất vả trong khâu vận chuyển.

Du khách đến với Bát Tràng cũng rất thích những nét kiến trúc cổ kính còn lưu giữ. Ông Thắng, ở Thái Bình đến thăm làng cổ, chia sẻ: “Bọn trẻ thì thích đến đây để nặn gốm, làm gốm còn chúng tôi giá rồi chỉ thích thăm thú, ngắm cảnh. Đặc biệt là thích được thấy những cái xưa xưa, thân quen với thế hệ của chúng tôi cho dù chỉ là đường làng ngõ xóm”.

Làng cổ Bát Tràng cần được phát huy và bảo tồn để giữ gìn những giá trị truyền thống cho các thế hệ sau này. Và để làm được điều đó thì cần có sự đóng góp rất lớn của con người làng gốm. Rời làng cổ ra về còn nghe văng vẳng câu hát đầy tự hào và hãnh diện của những con người nơi đây: “Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó…”.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết