www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
kinhdoanhdatviet
Tổng số bài gửi : 29
Join date : 19/04/2011

CHỈ NÊN DÙNG CỐC THỦY TINH KHÔNG MÀU, CỐC SỨ BÓNG Empty CHỈ NÊN DÙNG CỐC THỦY TINH KHÔNG MÀU, CỐC SỨ BÓNG

Mon May 02, 2011 9:30 pm
CHỈ NÊN DÙNG CỐC THỦY TINH KHÔNG MÀU, CỐC SỨ BÓNG

Trong mấy ngày gần đây, thông tin thị trường Việt Nam xuất hiện cốc thủy tinh Trung Quốc in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình có chứa hàm lượng chì quá liều lượng cho phép đang gây nhiều lo lắng cho người dân. Trước sự việc này, Bee.net.vn đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia, nhằm giúp người tiêu dùng có cách lựa chọn cốc hữu hiệu nhất.

CHỈ NÊN DÙNG CỐC THỦY TINH KHÔNG MÀU, CỐC SỨ BÓNG Images400945_T3_coc_nhieu_mau

Chọn cốc sứ có độ bóng

Theo các chuyên gia, thời gian vừa qua, các nghiên cứu Mỹ đã cho thấy, chất cadmi tạo màu vẽ trên cốc sứ gây ra các bệnh ung thư, các vấn đề về xương và thận. Đối với cốc có chứa chất độc cadmi có thể thấm dần dần vào cơ thể của trẻ em thông qua việc cầm nắm hàng ngày, nhất là khi tay trẻ có vết xước hoặc trẻ dùng tay chưa rửa để cầm thức ăn cho vào miệng.


Tránh dùng cốc nhiều màu sắc.
Chị Nguyễn Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, dân văn phòng như chị thường mua các loại cốc có hình vẽ và màu sắc để làm cốc uống nước tại cơ quan hay dùng tại gia đình, bởi cốc có hình dáng lạ và màu sắc rực rỡ bắt mắt, đáng yêu. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, lớp men bên ngoài của cốc hay bị bong lớp sơn màu ra làm nhem nhuốc.

PGS.TS Vũ Minh Đức, khoa Vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, trong gốm sứ thường dùng các chất tạo màu độc ảnh hưởng đến sức khoẻ như: Cadmi tạo màu vàng, da cam; Crôm tạo màu xanh lá cây, cỏ úa hoặc màu bộ đội; Sunfat bari cho màu trắng sơn... Ngoài ra, còn có oxit sắt 3; Oxit manga để tạo màu vàng nhưng các chất này ít độc hại hơn. Các chất này được trộn lẫn với xeslen giúp bền màu mà lại rẻ, tuy nhiên lại tạo ra chất độc.

Tháng 11/2010, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, những chiếc cốc trẻ em được bán tại đây trang trí nhiều màu sắc có chứa hàm lượng kim loại cao gấp 16 - 30% mức cho phép. Những chiếc cốc này phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Ngoài ra, những chiếc cốc in logo của các hãng như Coca-Cola, Walt Disney, Burger King và McDonald’s cũng chứa hàm lượng kim loại năng cao hơn mức cho phép.

6/2010, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng Mỹ (CPSC) thông báo, hãng kinh doanh đồ ăn nhanh McDonald vừa thu hồi hơn 13 triệu cốc thủy tinh Shrek (quảng cáo cho phiên bản 3D mới nhất của bộ phim 'Shrek') tại Bắc Mỹ, do những chiếc cốc này có chứa kim loại độc hại.

Để làm nên cốc men sứ có màu mè và hoa văn, người sản xuất thủ công thường làm nên khung xương cốc, sau đó trang trí một lớp men nền với màu thích hợp và vẽ, phun sơn màu phía ngoài rồi hấp khoảng 800 - 900 độ C. Với nhiệt độ và cách làm này, màu sơn sẽ bị thôi, bong ra sau một thời gian sử dụng hoặc dùng trong môi trường có độ pH thấp (axit) sẽ bị tan ra.

Vì thế, PGS.TS Vũ Minh Đức cho biết, các sản phẩm cốc sứ có vẽ màu sắc đảm bảo an toàn cần quét lớp men bóng phía ngoài, sau đó nung lại với nhiệt độ từ 1.500 độ C trở lên. Lớp men bóng này sẽ ngăn màu phía trong bị thôi ra khi tiếp xúc với người sử dụng. Nên mua của hãng sản xuất có uy tín, nhìn bề ngoài sản phẩm không bị gồ ghề hay nhám, có lớp bóng. Phía trong phải trắng sạch, trơn nhẵn.

Dùng cốc thủy tinh chạm khắc hoặc không màu sắc

Theo PGS.TS Huỳnh Đức Minh, nguyên giảng viên khoa Vật liệu Silicat (Đại học Bách khoa Hà Nội), thủy tinh có độ an toàn về màu sắc cao hơn gốm sứ. Bởi thủy tinh được nung ở nhiệt độ 1.300 - 1.400 độC, sau đó mới đưa vào khuôn ép và mài. Nếu muốn có các hình trên cốc thủy tinh đòi hỏi phải là chạm khắc, tức là sẽ không có màu và hình là các vết hằn sâu trong thủy tinh.

'Cốc thủy tinh ít khi được trang trí bằng các hình có màu. Màu chủ yếu là các chất hữu cơ được vẽ lên sau đó đưa vào nhiệt độ hấp lại. Nếu muốn bám chặt cần nung nhiệt độ cao nhưng sẽ cháy sém. Vì thế, chỉ có cách nung nhiệt độ thấp và dễ bong ra sau một thời gian sử dụng. Điều này dễ gây độc cho người sử dụng. Tốt nhất nên dùng cốc thủy tinh không có màu sắc, nếu có hình cũng chỉ là hình theo kiểu chạm khắc', PGS Minh chỉ rõ.

Thu Hiền



Tin nổi bật:
Chỉ nên dùng cốc thủy tinh không màu, cốc sứ bóng
Gốm Bát Tràng - tinh hoa của đất Tràng An
Làng Bát Tràng từng suýt biến mất
Làng gốm Bát Tràng - làng nghề du lịch
Chọn mua và bảo quản hàng Gốm- Sứ
Gốm Bát Tràng ngày tết
Giúp bạn giải quyết một số thắc mắc khi mua gốm sứ Bát Tràng
Con đường gốm sứ ven sông Hồng
Yêu sao làng gốm cổ Bát Tràng
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết