www.gomsuhoanmy.com Gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng cao cấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
kinhdoanhdatviet
Tổng số bài gửi : 29
Join date : 19/04/2011

Phân biệt gốm & sứ Empty Phân biệt gốm & sứ

Mon May 02, 2011 9:34 pm
Ở Việt Nam có dòng sứ gần với Trung Quốc nên có thể chia cách gọi làm hai loại:
Đồ gốm
Gồm đồ đất nung, đồ sành thô, đất mịn
Đồ đất nung: như nồi đất, lu, hũ không có men có màu nâu hay đỏ. Thông thường giá bán trên thị trường thấp nhất.
Đồ sành thô: chậu bông, lu , hũ có tráng men nhưng được làm bằng đất thô, như chậu bông, khạp, lu màu vàng da bò của Lái Thiêu. Thông thường giá bán cao hơn đất nung
Đồ sành mịn: như chậu hoa, bình bông có trang trí men màu. Như chén sành, tượng do các lò chén của Đồng Nai, Bình Dương sản xuất từ đất sét lọc. Đồ sành mịn có nhiều màu sắc rực rỡ, có độ hút nước cao, dễ bị rạn sau một thời gian sử dụng. Thông thường giá bán cao hơn sành thô.
Cách nhận biết: thân đất (mảnh vỡ của sản phẩm) xốp, có màu, độ hút ẩm cao. Nếu lật chân sản phẩm lên và chế nước vào nơi không có men, bằng mắt thường cũng có thể thấy nước bị hút vào.
Đồ sứ
Gồm hai loại: sứ và bán sứ.
Đồ bán sứ: nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có độ hút ẩm và không có thấu quang. Loại này màu không thật trắng.
Cách nhận biết: có hút ẩm nhưng kém hơn gốm. Thân đất không trắng như sứ, đặt dưới ánh đèn hay ánh sáng mặt trời không thấu quang (ánh sáng không xuyên qua). Giá bán trên thị trường thường cao hơn sành mịn.
Đồ sứ: có độ kết khối hoàn chỉnh, hoàn toàn không thấm nước. Sản phẩm có độ cứng, dù mỏng nhưng chịu lực cao, có màu trắng bóng và độ thấu quang cao.
Cách nhận biết: thân đất trắng bóng, hoàn toàn không có màu.
Giá bán trên thị trường cao hơn các sản phẩm khác.
Theo cách nhận biết của châu Âu
Hiện nay trên thế giới cũng chưa có cách gọi thống nhất các loại sản phẩm từ đất này. Như ở Mỹ sản phẩm được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại qua quy trình tương tự làm gồm sứ (dập bột, đổ rót, đúc, sấy khô nung, đốt… ) đều gọi chung là đồ gốm ceramics. Nhưng ở châu Âu lại chia sản phẩm sản xuất theo quy trình trên thành nhiều loại:
- Ceramics: dành cho sản phẩm là đồ gốm nung bằng đất sét thô chưa hoặc đã qua chế biến. Thường thì sản phẩm này có màu vàng, không thật trắng và có độ hút nước cao. Nhiệt độ nung từ 1.000oC- 1.200oC. Cá biệt có loại cao cấp được gia công chế biến rất kỹ và nung đến 1.250 oC. Sản phẩm rất tinh xảo, giá khá đắt.
- Faience: liệt vào loại đồ gốm có nhiệt độ nung khoảng 1.050- 1.200oC và độ hút nước rất lớn. Do đó thường giòn và dễ răn men (rạn mặt men) sau một thời gian sử dụng, nhưng màu rất trắng. Sản phẩm này được sản xuất bằng nguyên liệu là đất sét và cao lanh đã lọc kỹ.
- Porcelain: Việt Nam gọi là đồ sứ được chế tạo bằng nguyên liệu: caolanh + tràng thạch + thạch anh. Thông thường nguyên liệu tuyển chọn rất tốt, lọc kỹ, quá trình sản xuất trải qua 3 lần nung. Nung nọn: ở 900oC cho đất cứng, dễ lên men; nung lửa khử: ở nhiệt độ cao từ 1.300 - 1.400oC sau khi tráng sản phẩm đã nung nọn; sau đó chuyển qua giai đoạn trang trí, thông thường trang trí có màu rực rỡ trên men nung từ 800-900oC và trang trí trong men nung ở nhiệt độ 1.200 - 1.250oC. Loại trang trí trong men là sản phẩm sứ cao cấp.
- Stoneware: Việt Nam gọi là đồ bán sứ, hoặc đồ đá. Sản phẩm này chế tạo từ nguyên liệu như đồ sứ, nhưng nguyên liệu tuyển chọn không kỹ nên có hàm lượng sắt cao. Khi nung ra sản phẩm màu kem, trắng ngà hơi tối và chỉ nung một lần. Nhưng vì nung ở nhiệt độ tương đối cao, từ 1.250 - 1280oC nên có độ kết khối tốt, độ hút nước thấp và độ bền rất cao, chịu được sự va đập nên gọi là đồ đá.
- Bone China (sứ tro xương): có xuất xứ từ Anh Quốc, được chế tạo từ xương động vật đốt thành tro rồi pha vào cao lanh và tràng thạch. Sản phẩm này được chế tạo rất công phu qua nhiều lần nung như sứ. Lần đầu là nung xương mộc ở nhiệt độ 1.230 - 1.250oC; lần hai nung men ở nhiệt độ 1.050oC; cuối cùng là nung và trang trí ở 800 - 900oC. Điểm đặc sắc là sản phẩm này rất mỏng và trong suốt, rất bóng, màu hơi trắng ngà. Nhược điểm là dễ bị trầy xước trên mặt men, nhưng sản phẩm trông thật hấp dẫn và rất quyến rũ.
Ở Trung Quốc chia sản phẩm chế biến từ đất theo quy trình tương tự làm hai loại:
- Đào khí: Sành hay gốm là để chỉ đồ đất nung bằng đất sét chưa chế biến, rất khô gọi là đồ đất nung. Trong chủng loại này, sản phẩm được chế tạo từ đất sét đã lọc được gọi là tinh đào (sành mịn) hay thái đào (gốm màu). Nhiệt độ nung của chủng loại này thường là từ 1.100 - 1.280oC. Nhiệt độ nung càng cao thì độ kết khối càng tốt, càng ít hút nước do đó sức chịu lực cũng tốt hơn.
- Đồ từ khí: là đồ sứ được chế tạo bằng cao lanh như mô tả ở trên. Ngoài ra, sứ ở Trung Quốc còn có mặt hàng truyền thống đặc biệt là vẽ trang trí dưới men với màu xanh cobalt rất nổi tiếng và một số mặt hàng sứ khác được pha chế men cổ truyền như: men huyết dụ, xanh ngọc…
Văn Thông (ghi)
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết